Nạn bạo hành trẻ em, vấn đề nan giải - Bố ruột và mẹ kế tàn nhẫn

Chủ đề   RSS   
  • #477795 09/12/2017

    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Nạn bạo hành trẻ em, vấn đề nan giải - Bố ruột và mẹ kế tàn nhẫn

    Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:

    “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

    2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”

    Tại điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:

    “1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

    2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

    Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

    b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

    c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.”

    Những quy định này có nghĩa rằng không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, kể cả người đó có là cha mẹ - người đã mang đến cho con hình hài và sự sống. Vậy mà như trường hợp của em Trần Gia K (Hà Nội) thật đáng thương tâm, bị chính cha ruột của mình và mẹ kế hành hạ bằng đủ mọi hình thức; thậm chí em còn bị tước mất cả cái quyền được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa và bị giam lỏng tại nhà trọ.

    Đối với trường hợp này, tôi tin rằng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và xử lý hành vi tàn bạo, mất hết tình người của người cha tồi tệ và người mẹ kế tàn nhẫn. Rất có thể họ sẽ bị truy cứu hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

    Trường hợp này lại phản ánh một thực trạng không hề mới nhưng ngày càng nan giải của xã hội: Nạn bạo hành đối với trẻ em.

    Mong các bạn cùng trao đổi thêm về vấn đề này.

     
    8774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #477804   09/12/2017

    Mình cũng theo dõi về vụ việc này, nghe em kể mà xót xa quá. Những câu nói như 2 năm rồi con chưa được uống sữa, 2 năm rồi con không được ăn ngon và no như thế này hay con phải ngủ dưới nền nhà trời lạnh, có đồ ăn ngon bố mang vào phòng ăn riêng. Chả hiểu là người là cha làm mẹ sao lại đối xử với con mình như vậy đúng là không phải là người mà. Mình mong sớm có kết luận thật nghiêm đối với cặp vợ chồng này

     
    Báo quản trị |  
  • #477828   09/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nhìn con còn bé bỏng như thế mà đã phải chịu những vết thương trên thể xác và trong tinh thần như thế thực sự rất đau lòng. Và những người được gọi là "bậc làm cha mẹ" biện minh cho hành động đánh đập, bạo hành của mình bằng lý do con nghịch ngợm, nói không nghe lời là không thể chấp nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #477901   10/12/2017

    Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật” (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định);

    – Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định). Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:

    + Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

    + Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

    + Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

    + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

    Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

    Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi được quy định trong Mục 4 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

    Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

    – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);

    – Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);

    – Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).

    Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    thambui94 (13/12/2017)
  • #477990   11/12/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vấn nạn bạo hành trẻ em đc nói khá nhiều rồi, hiện tại còn nổi cộm hơn ngày xưa và là vấn đề đáng lưu tâm cho toàn xã hội. Người xưa có câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời gì ghẻ lại thương con chồng", câu ca dao của người xưa cũng phải đúc kết qua nhiều đời, nhiều thê hệ nên ms có câu nói này. Vậy nên bất kỳ ở thời đại nào, hoàn cảnh nào cũng có những người làm những chuyện trái với luân thường, độc ác và độc tâm đến như vậy.

    Người mẹ kế sống chung thường coi con của chồng là một thứ gì đó không ra gì vì nó cũng ko là gì của mình, ko có quan hệ máu mủ, huyết thống mà chỉ là đứa con riêng của chồng. Mà thấy chồng đối xử tốt vs con riêng là tức giận, và trút giận lên đầu đứa con riêng. Vấn đề xã hội này ở Việt Nam nó thường xuyên rồi, chỉ là nó bị che lấp bởi những nơi gọi là Gia đình, nơi mà các cơ quan công quyền, bảo vệ trẻ em không thể biết và không thể cán thiêp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #478022   11/12/2017

    Mình có đọc được vụ việc này trên Facebook và thấy thật xót xa. Không hiểu mẹ kế ác như vậy khác máu tanh lòng đã đành, còn cha ruột của em không hiểu sao có thể đối xử với em như vậy nữa. Chưa kể em còn không đuợc đi học đã lâu mà mẹ kế còn chia sẻ nhữg kết quả như quan tâm, thương yêu em lắm. Mong sớm có mức phạt thích đáng đối với bố mẹ em và mong họ quan tâm giúp đỡ cho em hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478155   13/12/2017

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    "Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

    Mình có theo dõi trên facebook cập nhật đọan phỏng vấn bé trai. Bé còn nhỏ nhưng nói chuyện rất mạch lạc và rõ ràng, kể chi tiết về những lần bị hành hạ. Đây mới là trường hợp bé nhanh nhẹn và trốn thoát được khỏi căn phòng đó chứ nếu là những bé khác thì không lẽ cứ bị cào cấu, đánh đập, thất học và mãi ở trong tối không ai cứu giúp, sống với nỗi ám ảnh đó đến bao giờ. Cần lên án gay gắt đôi nam nữ này, trong đó còn chính là cha ruột của bé.

     
    Báo quản trị |  
  • #478171   13/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mới đây lại xuất hiện thêm nhiều vụ bạo hành trẻ em cũng xuất phát từ "bố ruột, mẹ kế" khiến cho dư luận bức xức vì chính bố ruột của đứa trẻ lại nhẫn tâm đánh đập và tiếp tay cho "mẹ kế" hành hạ chính đứa con của mình. Các bậc cha mẹ khi đã ly hôn nếu như không có tình thương với con cái thì tốt nhất không nên nhận quyền nuôi con để rồi xảy ra tình trạng đáng lên án như trên. Cơ quản bảo vệ quyền lợi trẻ em và cơ quan chức năng liên quan cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, thay vì xử lý hành chính thì hãy truy tố trách nhiệm hình sự để răn đe, trừng trị những kẻ không có tính người như vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478207   13/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: 

    Có gì đẹp trên đời hơn thế

    Người với người sống để yêu nhau.

    Lời thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Hy vọng rằng sau những câu chuyện lần này có thể giúp các bậc cha mẹ nhận thức được rằng "người con" chính là món quà quý giá nhất của cuộc đời.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478280   13/12/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình thấy dường như ở nuớc ta nhất là những vùng nông thôn việc bạo hành con cái rất hay xảy ra. Nhiều nguời cha nguời mẹ coi đánh con như là đặc quyền vậy, mình sinh ra nó, mình nuôi nó ăn thì mình muốn đánh đập dạy dỗ nó là chuyện bình thường mà không hề để ý tới quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể của mỗi con nguời từ khi sinh ra đã có.

    Cập nhật bởi maucuamua ngày 13/12/2017 05:34:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #478323   13/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Rõ ràng hành vi bạo hành con mình của người cha trong vụ việc trên là không thể chấp nhận được. Ngoài người cha, còn cho thấy sự vô trách nhiệm của chính quyền khi không kịp thời phát hiện đẻ ngăn chặn 2 năm trời bé không được đi học, thỉnh thoảng còn nhìn thấy có sẹo trên người thì không có lý gì mà sống cùng phường lại không biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #478413   14/12/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Liệu ông bố, bà mẹ này có bị vấn đề gì về tâm thần không khi bạo hành con mình thành như vậy? Trường hợp được báo đài đưa tin như vừa qua là còn nhẹ chứ nhiều trường hợp khác trên thế giới, có những đứa trẻ bị bạo hành đến mức mất đi những khả năn, ý thức của một người bình thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #478430   14/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình cũng nghĩ ông bố này có vấn đề về thần kinh rồi. Người mẹ kế thì không nói, vì dù sao cũng là người ngoài, nhưng ông bố lại có thể tàn bạo, nhẫn tâm như thế với chính đứa con ruột của mình thì thật là mất hết nhân tính. Ông bà ta có câu "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Nhưng đối với ông bố này chắc là ngược lại.

    Mình thấy xót xa cho em nhỏ quá, tội em quá, đã không được đi học, không được gặp bạn bè, thầy cô, hàng xóm, mà còn bị đánh đập dã man như thế. Sau này đó sẽ là nỗi ám ảnh theo em suốt cuộc đời.

     
    Báo quản trị |  
  • #478444   14/12/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Hằng ngày lên báo vẫn thấy các bài đưa tin về tình trạng bảo mẫu đày đọa, đối xử tàn bạo với trẻ em lúc cha mẹ trẻ vắng nhà. Đọc mà thấy xót xa, mẹ kế không chung dòng máu với con chồng thì không thương yêu gì đã đành đằng này bố đẻ mà sao nỡ đối xử với máu mủ ruột rà của mình như vậy. Thật không hiểu nổi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #478462   14/12/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Người ta bảo "Mấy đời bánh đúc có xương...." đã đành, đằng này ngay cả cha ruột cũng ra tay hành hạ con mình. Mình cũng có theo dõi vụ này trên báo, đọc mà phát bực, cha mẹ ly hôn đã là "tổn thương" và thiệt thòi cho con trẻ, đã vậy cuộc sống của bé cũng chẳng được yên ổn. Họ không có trái tim sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #478650   15/12/2017

    Vấn đề này đã quá cũ trong cuộc sống nhưng hiện nay cơ quan nhà nước vẫn chưa có cách nào để bảo vệ trẻ em, Luật trẻ em 2016 ra đời nhằm bảo vệ các em tốtt hơn nhưng thực sự mỗi ngày vẫn có nhiều trẻ em đang bị xâm hại mà cơ quan vẫn không hề biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #478669   15/12/2017

    Hiện không ít nạn bạo hành trẻ em xảy ra, trong thời gian gần đây, các vụ việc như người trông trẻ tung hứng em bé mới 1 tháng tuổi ở Hà Nội, hay vụ việc nhà trẻ Mầm Xanh. Cha mẹ nên quan tâm, chú ý đến trẻ nhiều hơn, để tránh trường hợp những vụ việc xảy ra, nhưng khi phát hiện thì đã muộn, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #478670   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Đây là minh chứng cho việc nhà truờng, các cơ quan bảo vệ trẻ em vẫn chưa làm tốt vai trò của mình. Chính sự quản lý lỏng lẻo này khiến một đứa trẻ hơn 2 năm bị hành hạ tàn nhẫn không bị phát hiện. Các em cần đuợc bảo vệ tốt hơn thế, cần phải đuợc tách ly ra những nguời đuợc gọi là bố là mẹ tàn ác ấy càng sớm càng tốt hơn thế.

     
    Báo quản trị |  
  • #478728   15/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Người ta thường nói “ Hổ giữ không ăn thịt con ” vậy mà trên đất nước này có những người bố mất nhân tính hành hạ chính khúc ruột do mình sinh ra. Điều đó làm dấy lên làn sóng, sự phận nỗ của cả xã hội, lên án hành vi bạo lực dã man của các ông bố và những bà mẹ kế không có tính người.

    Nhưng trái ngược lại nhiều người cũng trách móc người mẹ đẻ vì đã không quan tâm đến con trong suốt thời gian dài xa cách. Trừ những hoàn cảnh đặc biệt chứ không hiểu sao có những bà mẹ lại dứt được con mà giao con cho chồng vốn tính độc ác nuôi.

    Muôn đời vẫn vậy chỉ có càng về sau càng độc ác hơn. Con cái chỉ có bên mẹ là được yêu thương trọn vẹn mà thôi.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478731   15/12/2017

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trong những năm gần đây nạn bạo hành trẻ em ngày càng tăng về số lượng cũng như mức độ, hiện đang trở thành một vấn nạn rất đáng lo ngại, trẻ em sống trong môi trường bị bạo hành vị ảnh hưởng nhiều về tâm, sinh lý, sẽ không thể phát triển hài hòa về thể chất cũng như nhân cách. Do đó, cần phải đưa ra những biện pháp nhằm phòng ngừa các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. 

     
    Báo quản trị |  
  • #480683   30/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Nạn bạo hành trẻ em cũng đã xuất hiện từ lâu nhưng mà trước đây các vụ việc ít bị phát giác cho nên việc quản lý và bảo vệ quyền lợi trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mực. Thiết nghĩ gia đình và nhà trường là cái nôi để cho trẻ em được lớn lên, học tập và phát triển, thế nhưng nạn bạo hành ở các trường học đã đủ thương tâm, về nhà lại bị cha mẹ đánh đập. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến chúng trầm cảm, tự kỷ có khi dẫn đến hành động tử tự. Mong là cơ quan chức năng, hội bảo vệ quyền lợi trẻ em lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước.

     
    Báo quản trị |