Nạn bạo hành trẻ em, vấn đề nan giải - Bố ruột và mẹ kế tàn nhẫn

Chủ đề   RSS   
  • #477795 09/12/2017

    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Nạn bạo hành trẻ em, vấn đề nan giải - Bố ruột và mẹ kế tàn nhẫn

    Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:

    “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

    2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”

    Tại điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:

    “1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

    2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

    Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

    b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

    c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.”

    Những quy định này có nghĩa rằng không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, kể cả người đó có là cha mẹ - người đã mang đến cho con hình hài và sự sống. Vậy mà như trường hợp của em Trần Gia K (Hà Nội) thật đáng thương tâm, bị chính cha ruột của mình và mẹ kế hành hạ bằng đủ mọi hình thức; thậm chí em còn bị tước mất cả cái quyền được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa và bị giam lỏng tại nhà trọ.

    Đối với trường hợp này, tôi tin rằng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và xử lý hành vi tàn bạo, mất hết tình người của người cha tồi tệ và người mẹ kế tàn nhẫn. Rất có thể họ sẽ bị truy cứu hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

    Trường hợp này lại phản ánh một thực trạng không hề mới nhưng ngày càng nan giải của xã hội: Nạn bạo hành đối với trẻ em.

    Mong các bạn cùng trao đổi thêm về vấn đề này.

     
    9057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #545267   01/05/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay ngoài đại đa số các bậc phụ huynh thương yêu các con hết mức thì đâu đó vẫn có những ông bố, bà mẹ có những hành vi bạo hành đối với con của mình như đánh đập, ép con làm việc nặng nhọc, không cho học hành, ... Nên có những giải pháp hữu hiệu để quản lý và bảo vệ trẻ em bị bạo hành trong các gia đình một cách kịp thời.

     
    Báo quản trị |  
  • #545296   02/05/2020

    Người xưa có câu “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Mà ngoặt nỗi không chỉ người mẹ kế tàn nhẫn mà đến cha ruột cũng có thể đối xử với em thế này. Nhiều nguời cha nguời mẹ coi đánh con như là đặc quyền vậy, mình sinh ra nó, mình nuôi nó ăn thì mình muốn đánh đập dạy dỗ nó là chuyện bình thường mà không hề để ý tới quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #545313   02/05/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Bạo lực gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn là một đề tài muôn thuở. Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay đất nước chúng ta thật sự chưa có nhưng hiệp hội, tổ chức nào có đủ khả năng và trách nhiệm để thực hiện việc này. Thiết nghĩ Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay vẫn chỉ là lý thuyết và chưa được áp dụng rộng rãi trong đời sống của mỗi chúng ta

     
    Báo quản trị |  
  • #552397   21/07/2020

    Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em. Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.

    Đẩy mạnh truyền thong, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

    Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác đoàn, đội, hội.

    Chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Đặc biệt, cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552470   22/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Hiện nay trẻ em đang được bảo vệ và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên trên thực tế vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp mẹ ghẻ con chồng hay bố dượng với con của vợ. Để hạn chế tình trạng này thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ trẻ em tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #563555   27/11/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Dạo gần đây, có đọc được bài báo bố dượng và mẹ ruột bạo hành bé gái 3 tuổi khiến bé tử vong. Mình đã theo dõi các bài viết về phiên tòa xử hai vợ chồng này, tuy nhiên trong suốt phiên tòa, mình thấy họ khóc, khóc vì xót chồng, vì muốn chồng được giảm nhẹ hình phạt. Không một lời xin lỗi, một lời ăn năn với đứa bé ấy. Mình cũng đặt ra câu hỏi, bố dượng có thể không thương con riêng của vợ. Nhưng người mẹ ấy, làm sao có thể cũng đối xử với con như vậy? Một ngày đọc không biết bao nhiêu bài báo về nạn bạo hành trẻ em. Thương, thương thật sự. Trẻ nhỏ không có tội tình gì, tại sao lại để chúng phải chịu cảnh đòn roi, hành hạ đến mức kiệt quệ. Hình phạt cho những kẻ đó có, nhưng vẫn không làm nguôi ngoai, hay bù đắp được những tổn thương mà các em phải chịu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563671   28/11/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy sự việc không chỉ xảy ra với mẹ kế, mà còn ở bố dượng nữa. Việc hành hạ con mình được họ xem như một cách để giải tỏa áp lực, đôi khi là sở thích độc ác của cái con người đó. Mình nghĩ việc này cần được giáo dục rộng rãi hơn và chế tài cũng phải đủ sức để cho người ta không nể thì cũng phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #563783   29/11/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Thực sự là vấn đề vẫn còn diễn ra hàng ngày. Mẹ kế bạo hành con chồng vẫn được báo chí vẫn đưa tin hàng ngày. Thực sự, rất thương tâm trẻ vẫn đang còn nhỏ, cần được yêu thương che chở. Vậy mà, nhiều mẹ kế nhẫn tâm hành hạ, bỏ đói, đánh đập.

     
    Báo quản trị |  
  • #563789   29/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Đây là những hành vi rất đáng lên án và người bạo hành/bạo lực trẻ em cần bị xử lý theo đúng quy định để đảm bảo tính răn đe.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #563823   29/11/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề nạn bạo hành trẻ em, vấn đề nan giải bố ruột và mẹ kế tàn nhẫn nêu trên, mình lại nhớ tới vụ gần đây bố mẹ bạo hành con nhỏ mà dẫn đến cái chết thương tâm, chắc chắc không thể chấp nhận hành vi đó nhưng đó cũng là lời cảnh tỉnh về việc an toàn của trẻ nhỏ, quản lý của nhà nước. 

     
    Báo quản trị |  
  • #563956   30/11/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Vừa rồi Tòa án vừa xét xử vụ mẹ ruột và bố dượng bành hành chết con nhỏ 3 tuổi. Mình vẫn không hiểu tại sao khi đứng trước vành móng ngựa họ vẫn không hối cải, vẫn khăng khăng chối tội, không 1 lời xin lỗi người con đã khuất

     

     
    Báo quản trị |  
  • #566886   26/01/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Theo GS.TS. Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội): "Bố mẹ ở Việt Nam vẫn có quan niệm dạy con theo phương pháp "yêu cho roi cho vọt". Những trẻ em bị cha mẹ bạo hành thường rơi vào trường hợp cha mẹ có học vấn thấp, nông thôn, hoặc gia đình phức hợp (cha dượng, mẹ kế). Khi lớn lên, những đứa trẻ này sẽ có xu hướng bạo hành, trả thù đời, những suy nghĩ về hôn nhân bị ảnh hưởng,... vì chúng bị trải qua một tuổi thơ bị bạo hành".

     
    Cập nhật bởi Special29 ngày 26/01/2021 01:30:34 CH
     
    Báo quản trị |