Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #597235 21/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

    Để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình lao động, kể cả khi làm việc và khi thôi việc. Cụ thể, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin, quy định về trợ cấp khi thôi việc cho người lao động.

    Quy định về trợ cấp thôi việc cho NLĐ

    Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

    Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ 2019.

    Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

    Thời gian để tính trợ cấp thôi việc như thế nào?

    Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

    - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

    + Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;

    + Thời gian thử việc; 

    + Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; 

    + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 

    + Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; 

    + Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; 

    + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; 

    + Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; 

    + Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

    - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

    Lưu ý: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

    Không trả hoặc trả không đủ trợ cấp thôi việc cho NLĐ sẽ bị xử lý thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

    Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:

    - Từ 01-02 triệu đồng đối với vi phạm từ 01-10 người lao động;

    - Từ 02-05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11- 50 người lao động;

    - Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51-100 người lao động;

    - Từ 10-15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101-300 người lao động;

    - Từ 15-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

     
    1100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597826   30/01/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

    Trợ cấp thôi việc là một trong những khoản tiền mà người lao động có thể được nhận sau khi nghỉ việc. Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ, ngoài ra, mình xin được phép bổ sung là theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 02 trường hợp dù có đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nêu trên nhưng không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp đó là:

    1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; và

    2. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #597867   30/01/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

    Hiện tại thì năm 2023 việc xác định trợ cấp thôi việc cũng không có gì thay đổi so với năm 2022. Vẫn áp dụng các quy định tại Bộ luật Lao động 2019 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

     

     
    Báo quản trị |