muôn vẻ hành Luật sư của công an

Chủ đề   RSS   
  • #158424 30/12/2011

    baocongluan

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    muôn vẻ hành Luật sư của công an

    Cảnh sát yêu cầu luật sư công khai thù lao với thân chủ

    12-10-2011 | 22:07 | 1 bình luận

    (Nguoiduatin.vn) - Một luật sư của VP Luật sư Trí Việt khi được yêu cầu bào chữa cho đồng nghiệp của mình đã bị cảnh sát điều tra tỉnh Bắc Ninh từ chối với lý do ông này không cung cấp hợp đồng dịch vụ pháp lý.

    Ngày 18//9, Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố và bắt tạm giam luật sư Nguyễn Bằng Phi, Đòan Luật sư tỉnh Thái Bình, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Khi được tin ông Phi bị bắt tạm giam , bà Hoàng Thị Hằng, mẹ của bị can đã có đơn đề nghị Văn phòng Luật sư Trí Việt cử luật sư tham gia tố tụng, bào chữa cho ông Phi ngay từ giai đoạn điều tra.

    Luật sư Nguyễn Bằng Phi. Ảnh: GDVN

    Luật sư Trần Việt Hùng, VPLuật sư Trí Việt cho biết, ông đã nộp hồ sơ tham gia tố tụng của luật sư tại CQĐT với các giấy tờ cần thiết như: đơn mời luật sư của bà Hằng, giấy giới thiệu, các giấy tờ chứng minh tư cách của luật sư bào chữa theo quy định của pháp luật. Theo luật định, trong 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của luật sư, CQĐT phải cấp giấy chứng nhận để luật sư tham gia tố tụng. Tuy nhiên, mãi đến ngày 3/10, CQĐT mới có văn bản trả lời VPLS Trí Việt, với nội dung từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Hùng.

    Theo giải thích của điều tra viên, hồ sơ của luật sư Hùng thiếu hợp đồng dịch vụ pháp lý với thân chủ nên cảnh sát từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa. Theo ông Hùng, cảnh sát điều tra tỉnh Bắc Ninh còn yêu cầu luật sư phải cung cấp hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là phải ghi rõ.. số tiền thù lao.

    Ngày 29/9/2011, CQĐT còn có văn bản gửi VPLS Trí Việt, khẳng định rõ lý do mà CQĐT “đòi” hợp đồng dịch vụ pháp lý của VPLS với khách hàng là "căn cứ Điều 26 Luật Luật sư và Điều 56, Bộ luật Tố tụng hình sự".

    Văn bản của cảnh sát cho rằng, nếu không có hợp đồng trên thì...chưa đủ căn cứ để cho luật sư tham gia bào chữa.


     
    5027 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #158434   30/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Từ trước cho tới 25/12/2011 thì đây là một trong những khó khăn không dễ gì vượt qua đối với luật sư bào chữa ngay từ việc xin cấp Giấy chứng nhận bào chữa. Tôi có thể liệt kê một số giấy tờ mà bất kỳ một luật sư có kinh nghiệm thường chuẩn bị sẵn ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có (Thẻ luật sư, Giấy giới thiệu, Giấy yêu cầu luật sư của thân chủ hoặc người đthân của thân chủ) như Giấy chứng minh nhân dân, Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Giấy đăng ký hoạt động của VPLS có công chứng,... Tại sao lại phải nhiều như vậy, bởi quy đinh trong BLTTHS 2003, về các Giấy tờ liên quan đến việc bào chữa thì rất chung chung, nên mỗi nơi lại có những sáng tạo riêng, Luật sư muốn được việc thì phải tuân theo. Phía cơ quan Công an họ dựa vào BLTTHS mà làm, Luật luật sư 2006 có quy định thì cũng bằng không. Ngoại lệ, đôi khi, những luật sư nổi tiếng thì chỉ một cái bắt tay, câu chào hỏi là được cấp Giấy chứng nhận bào chữa ngay !

    Có được hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với thân chủ cũng đâu có đơn giản (thân chủ tại ngoại thì không nói làm gì), nếu thân chủ đang bị tạm giữ, tạm giam thì chẳng ai được gặp, mà luật sư thì chỉ có thể tiếp xúc với thân chủ khi đã đuợc cấp Giấy chứng nhận bào chữa ??!! Còn vấn đề thù lao phải ghi trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý thì tôi nghĩ đó cũng là điều bình thường, bởi đó một trong những nội dung không thể thiếu khi Luật sư soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng theo quy định của Luật luật sự 2006.

    Nếu là một luật sư, chắc không ai không quan tâm tới Thông tư số 70/2011/TT-BCA - Thông tư quy định chi tiết thi hành các quy định của BLTTHS liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS, có hiệu lực từ 25/12/2011 phần nào giúp luật sư thêm căn cứ vững chắc bảo đảm việc tham gia bào chữa theo quy định của BLTTHS cũng như Luật luật sư. Dù sao, cũng phải cảm ơn Trung tướng Trần Quang Đại góp tiếng nói giúp luật sư bảo vệ những quyền mà luật sư đáng ra phải nhận được theo quy định của Luật luật sư 2006 !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (09/01/2012)