Muốn cho người lao động nghỉ vì thu hẹp quy mô sản xuất thì hồ sơ cần gì?

Chủ đề   RSS   
  • #596699 31/12/2022

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11381
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Muốn cho người lao động nghỉ vì thu hẹp quy mô sản xuất thì hồ sơ cần gì?

    Với lý do thu hẹp sản xuất kinh doanh thì công ty có thể chấm dứt HĐLĐ theo 1 trong 2 quy định sau:

    Trường hợp 1:

    Đơn phương chấm dứt theo điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019:

    "Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    ...

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    ...

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ."

    => Theo đó, để đơn phương chấm dứt trong trường hợp này thì việc thu hẹp sản xuất, kinh doanh phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

    Khi đó, công ty cần có văn bản chứng minh là việc thu hẹp sản xuất này do yêu cầu của cơ quan nhà nước và công ty phải thông báo trước bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng ít nhất một khoảng gian 30 ngày, 45 ngày tùy vào loại hợp đồng đã kí kết.

    Trường hợp 2: Thực hiện thay đổi cơ cấu công ty theo Điều 42 Bộ luật Lao động 2019:

    "Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

    a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

    ...

    3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    ...

    5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

    6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động."

    => Để chấm dứt HĐLĐ với người lao động theo trường hợp này, công ty cần lập phương án sử dụng lao động theo Điều 44 Bộ luật lao động 2019 và thực hiện thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh, cho người lao động trước 30 ngày.

     

     

     

     
    1823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596731   31/12/2022

    Cảm ơn thông tin bạn đã cung cấp rất hữu ích. Người lao động nên nắm rõ quy định của pháp luật về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đặc biệt là khi doanh nghiệp chủ động chấm dứt. Vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc nắm rõ quy định pháp luật sẽ bảo vệ được quyền lợi của mình khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. 

     
    Báo quản trị |