Mức lương chi trả cho người lao động đang hưởng lương hưu

Chủ đề   RSS   
  • #462476 26/07/2017

    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mức lương chi trả cho người lao động đang hưởng lương hưu

    Chào cả nhà Dân luật, mình có một vướng mắc trong quá trình làm việc, rất mong nhận được sự tư vấn, giúp đỡ của cả nhà.

    Theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 có quy định:

    Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

    c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

    d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    ....

    Như vậy, người đang được hưởng lương hưu sẽ được tổ chức BHXH đóng BHYT.

    Tuy nhiên, cũng tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 lại quy định:

    2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. (Điều 13)

    Căn cứ quy định tại Điều 13 thì nếu trường hợp người lao động cao tuổi (đang hưởng lương hưu) tiếp tục tham gia lao động (có ký hợp đồng lao động) thì vẫn phải đóng BHYT, điều này khá mâu thuẫn.

    Tuy nhiên, có lẽ thực tế thì người lao động và sử dụng lao động không phải đóng BHYT cho trường hợp này.

    Vậy, khi cơ quan mình chi trả tiền lương cho người lao động đó thì bên cạnh tiền lương phải trả, mình phải chi trả thêm 21.5% tiền lương cơ sở (mức tiền lương sử dụng để đóng BHXH, BHYT, BHTN) có đúng không? 

    (Do căn cứ vào Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012:

    3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.)

    Mong nhận được câu trả lời từ cả nhà. Xin chân thành cảm ơn.

     
    8155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463473   02/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Quy định người đang hưởng lương hưu ký HĐLĐ tiếp tục làm việc thì phải đóng BHYT là không có gì mâu thuẫn đâu bạn. Bởi vì đáng lẽ là giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng lại vẫn làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, dễ phát sinh ốm đau hơn là nghỉ ngơi ===> phải đóng BHYT để bù đắp chi phí khi điều trị là phải thôi.

    "Tuy nhiên, có lẽ thực tế thì người lao động và sử dụng lao động không phải đóng BHYT cho trường hợp này." ===> Làm thế này là sai luật, trốn đóng đấy. Tuy nhiên thực tế thì có thể như bạn nói là chẳng ai đóng cả.

    "Vậy, khi cơ quan mình chi trả tiền lương cho người lao động đó thì bên cạnh tiền lương phải trả, mình phải chi trả thêm 21.5% tiền lương cơ sở (mức tiền lương sử dụng để đóng BHXH, BHYT, BHTN) có đúng không?" ===> Chỉ đúng trong trường hợp thời hạn của HĐLĐ hoặc công việc người đó làm không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thôi. Nếu không thuộc đối tượng đó thì vẫn phải đóng BHYT và chỉ trả thêm cùng với lương 18,5% lương theo HĐLĐ (chứ không phải lương cơ sở đâu bạn nhé).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (04/08/2017)
  • #463654   04/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    RIA1 viết:

    Chào bạn.

    Quy định người đang hưởng lương hưu ký HĐLĐ tiếp tục làm việc thì phải đóng BHYT là không có gì mâu thuẫn đâu bạn. Bởi vì đáng lẽ là giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng lại vẫn làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, dễ phát sinh ốm đau hơn là nghỉ ngơi ===> phải đóng BHYT để bù đắp chi phí khi điều trị là phải thôi.

    "Tuy nhiên, có lẽ thực tế thì người lao động và sử dụng lao động không phải đóng BHYT cho trường hợp này." ===> Làm thế này là sai luật, trốn đóng đấy. Tuy nhiên thực tế thì có thể như bạn nói là chẳng ai đóng cả.

    "Vậy, khi cơ quan mình chi trả tiền lương cho người lao động đó thì bên cạnh tiền lương phải trả, mình phải chi trả thêm 21.5% tiền lương cơ sở (mức tiền lương sử dụng để đóng BHXH, BHYT, BHTN) có đúng không?" ===> Chỉ đúng trong trường hợp thời hạn của HĐLĐ hoặc công việc người đó làm không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thôi. Nếu không thuộc đối tượng đó thì vẫn phải đóng BHYT và chỉ trả thêm cùng với lương 18,5% lương theo HĐLĐ (chứ không phải lương cơ sở đâu bạn nhé).

    Cảm ơn ý kiến chia sẻ của bạn RIA1

    Mình cũng đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH để hỏi và được trả lời là đối với trường hợp người lao động là người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí mà tiếp tục giao kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT. Bởi lẽ, trong trường hợp này, người lao động do đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí rồi nên sẽ được cơ quan BHXH đóng thay.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463792   07/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    hongphuong1993 viết:

    Cảm ơn ý kiến chia sẻ của bạn RIA1

    Mình cũng đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH để hỏi và được trả lời là đối với trường hợp người lao động là người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí mà tiếp tục giao kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT. Bởi lẽ, trong trường hợp này, người lao động do đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí rồi nên sẽ được cơ quan BHXH đóng thay.

    Hóa ra cơ quan BHXH cũng đồng tình với đơn vị để làm trái luật nhỉ? Tôi cũng xin lưu ý với bạn là tôi cũng đã vài lần tranh luận với chuyên viên cơ quan BHXH do họ áp dụng sai văn bản pháp luật, và họ đã phải điều chỉnh.

    Có lẽ do đối tượng này là rất hạn hữu nên được bỏ qua, vì thu kiểu này chắc cũng rắc rối trong hồ sơ sổ sách, phiền phức cho cả đơn vị và cả cơ quan BHXH.

     
    Báo quản trị |  
  • #463545   03/08/2017

    HaiVIB
    HaiVIB
    Top 500
    Female
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 1424
    Cảm ơn: 123
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào bạn,

    Mình cũng đang hiểu như bạn RIA1 đã trả lời. 

    Nếu bên bạn ký HĐLĐ từ 3 tháng thì phải đóng BHYT và trả thêm cùng lương 18.5% trên lương hợp đồng ( trước đây là 19%, từ ngày 1/6/2017 giảm 0.5%).

    Về Luật là như vậy, nhưng cũng có nhiều công ty trốn đóng BHYT bằng cách lách luật, nếu lao động cấp cao thì chuyển sang hợp đồng dịch vụ tư vấn, còn CNV thì ký thời vụ.....

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463821   07/08/2017

    anhhunguyen
    anhhunguyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2017
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Cơ quan ký hợp đồng với người đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH, BHYT. Theo mình, khi cán bộ nghỉ hưu, cơ quan BHXH cấp huyện/ quận đã cấp thẻ BHYT cho người hưởng lương hưu do đó việc đóng tiếp BHXH, BHYT là không phù hợp

    Trân trọng

    hanguyent1112@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #463833   07/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    anhhunguyen viết:

    Cơ quan ký hợp đồng với người đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH, BHYT. Theo mình, khi cán bộ nghỉ hưu, cơ quan BHXH cấp huyện/ quận đã cấp thẻ BHYT cho người hưởng lương hưu do đó việc đóng tiếp BHXH, BHYT là không phù hợp

    Trân trọng

    Ở đây đang chỉ bàn tới đóng BHYT thôi bạn. Còn BHXH thì đương nhiên là không đóng (khoản này trả cùng vào lương).

    Nếu cơ quan BHXH nói không phải đóng là đúng, vậy bạn nào giải thích giúp tôi điều luật mà chủ thớt đã trích dẫn không? Quy định đó là thế nào? Hay lại một câu thiếu chuẩn xác gây hiểu nhầm?

     
    Báo quản trị |  
  • #464107   09/08/2017

    anhhunguyen
    anhhunguyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2017
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    theo quy định tại khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thi Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

    hanguyent1112@gmail.com

     
    Báo quản trị |