Lúc bé đi học thì thuộc vanh vách câu:" Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo - Khi đến trừơng cô giáo như mẹ hiền". Nhưng từ khi chứng kiến hàng loạt vụ việc xảy ra ở các trừơng mẫu giáo trong thời gian hiện nay thì câu nói đó dường như mất đi ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Những cô bảo mẫu cũng xuất thân từ những người mẹ thử hỏi nếu con cái mình cũng bị đánh đập, đối xử hành hạ như thế thì sẽ có cảm giác như thế nào. Cha mẹ nào mà không xót xa khi biết con mình bị đối xử như vậy. Chứng kiến những vụ việc trên mà đau lòng. "Trẻ em như búp trên cành" thế mà bị đối xử dã man đến thế.
Có thể có những đứa trẻ chưa ngoan nhưng chúng còn quá nhỏ để nhận thức hết mọi việc làm. Cần đựơc uốn nén theo thời gian. Đến trừơng mà suốt ngày bị hù dọa, bị đánh đòn như gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi sợ hãi. Biến trừơng học từ ngôi nhà thứ hai thành địa ngục mỗi ngày. Thử hỏi còn đâu tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên ngày ngày đến lớp đuợc học tập, vui đùa.
Cũng chẳng còn phụ huynh nào dám gởi con mình đi học. Họ bận việc cơ quan, bận buơn chải kiếm sống cơm áo gạo tiền trao niềm tin nơi nhà trừơng để giáo dục, chăm sóc con cái giúp họ phần nào vậy mà chỉ nhận lại sự nghi ngờ, lo lắng.
Thiết nghĩ cần có những án phạt thích đáng đối với các hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em. Đủ sức răn đe để cảnh tỉnh với những con người tàn bạo đó. Xét cho cùng dù làm bất kì nghề nghiệp gì cũng cần có lương tâm, trách nhiệm và đạo đức.
Cần tăng cuờng công tác quản lý các trường mẫu giáo đặc biệt là các cơ sở mầm non tự mở để khắc phục tình trạng trẻ em bị hành hạ khi đến lớp trong giai đoạn sắp tới.
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.