Mức án cao nhất đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em tại TP.HCM?

Chủ đề   RSS   
  • #476210 27/11/2017

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Mức án cao nhất đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em tại TP.HCM?

    Đây là thắc mắc của đông đảo người dân trong lúc này, họ rất bức xúc trước hành vi mất nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh bảo mẫu mà lại “hại trẻ” tại TP.HCM.

    Các bậc phụ huynh nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung rất mong muốn những kẻ hại trẻ em này sớm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị nghiêm trị với mức phạt cao nhất.

    Bảo mẫu bạo hành

    Trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bị các cô bạo hành (Nguồn Tuổi trẻ)

    Vậy mức phạt đối với các bảo mẫu này như thế nào?

    Câu trả lời chính xác phải chờ đợi cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục của luật định. Tuy nhiên, với hành vi nêu trên của các bảo mẫu “hại trẻ” thì nhiều khả năng bị truy tố với Tội hành hạ người khác (Điều 110 Bộ luật Hình sự 1999); mức phạt tối đa là 03 năm tù giam.

    Điều 110. Tội hành hạ người khác

    1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

    b) Đối với nhiều người.

     

     
    38687 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #500635   27/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mức phạt cao nhất khi bảo mẫu hành hạ trẻ em, đó là sự xét xử của tòa án lương tâm, sự hối lỗi và xã hội tẩy chay những hành động man rợ như vậy. Đó là về mặt tinh thần, cảm tính. Còn về vật chất, sự xét xử công tâm và mức phạt thích đáng cho hành vi vi phạm gây ra chuyện này, sự thứ  tha và tình cảm con người đã bị tha hóa đi đâu mất.

     
    Báo quản trị |  
  • #501890   12/09/2018

    Mức án tối đa hai năm cho những người hành hạ trẻ em thật sự còn nhẹ so với tội lỗi gây ra. Một đứa trẻ vô tội bị hành hạ sẽ để lại hâu quả rất lớn đó là tâm lý trẻ sẽ không được phát triển bình thường, sự ám ảnh của trẻ khiến thể chất và trí tuệ của trẻ bị hạn chế, ba mẹ trẻ thì lo lắng,... hậu quả để lại vô cùng nặng nề vì vậy mức án đó không công bằng lắm đối với những người ác độc với trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • #503383   27/09/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng diễn ra ngày càng nhiều, hầu hết các vụ việc được phát hiện ra được là nhờ các thiết bị như camera, mạng xã hội... Và đối với mức án nêu trên thì còn quá nhẹ so với những hành vi tàn bạo gây ra cho các em. Nó không những ảnh hưởng tới thể xác mà còn gây ra những chấn thương tâm lý cho các em sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #503428   27/09/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bạo hành trẻ em không còn là chuyện của một gia đình. Tình trạng bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, đau xót hơn là nhiều trường hợp do chính bố mẹ, người thân các em gây ra. Đó không còn là chuyện của một gia đình mà là câu chuyện của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, số vụ bạo hành trẻ em đang có chiều hướng phức tạp cả về tính chất và mức độ vi phạm.
    Đã có rất nhiều vụ bạo hành trẻ em được đưa ra đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn nạn ngược đãi trẻ em. Đó là nỗi nhức nhối của xã hội. Những trường hợp bị phát hiện chỉ là những vụ việc được đưa ra ánh sáng, bị xử lý. Các chuyên gia cho rằng con số này trên thực tế phải cao hơn bởi nhiều nạn nhân chọn cách im lặng vì lo sợ hoặc ngại tố cáo. Gia đình, đáng lẽ là mái nhà bình yên che chở cho tuổi thơ của trẻ lại trở thành nơi bạo hành và tạo những ký ức hãi hùng cho trẻ. Những bậc làm cha làm mẹ sẵn sàng trút cơn thịnh nộ lên đầu những đứa trẻ không có khả năng tự vệ.
     
    Bạo hành trẻ là tội ác, nó để lại di chứng suốt cuộc đời một con người. Những vết thương này sẽ lưu lại trong cơ thể và tuổi thơ của các em. Thương tổn về tinh thần là điều không thể tránh khỏi. Trẻ bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột thường mang tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc thù hận đối với xã hội. Hành vi của trẻ trong một hành trình tương lai cũng dễ bị lệch lạc một cách đáng tiếc.
     
    Báo quản trị |  
  • #503628   29/09/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Mình thấy mức án 03 năm tù quá nhẹ chưa đủ sức răng đe đối với hành vi hành hạ trẻ em. Đối với những hình ảnh, video trên mạng người ngoài nhìn vào cũng đủ thấy nóng mặt huống chi là các bậc làm cha, làm mẹ. Dẫu cho việc trông coi, chăm sóc trẻ em vất vả và áp lực nhưng không vì thế mà có thể chuốt hết nỗi bực dọc lên người các bé được. Mình nghĩ cần tăng mức xử phạt đối với hành vi hành hạ người khác để mới đủ sức răng đe loại tội phạm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #504118   07/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 86 lần


    03 năm tù là mức hình phạt theo mình là hợp lý đối với loại tội phạm này. Bởi cái giá mà người phạm tội phải nhận không chỉ là 03 năm ngồi tù mà đó còn là lương tâm, là ánh nhìn của người thân và của cả cộng đồng.

    Liệu rằng khi họ ra tù còn ai dám giao trẻ cho họ giữ, cho họ chơi với trẻ nữa, ngay cả đó có là con cái họ thì vẫn sẽ có sự dè chừng nhất định. Lương tâm của họ sẽ cắn rứt và họ sẽ thấy hối hận và sự hối hận đó là cả đời chứ đâu chỉ dừng lại ở 03 năm. Đó có lẽ mới là cái giá đắt nhất họ phải nhận lấy từ hành vi của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #504128   07/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Việc xác định có hay không hành vi hành hạ người khác mang tính định tính, không có yếu tố định lượng, do vậy chỉ cần có hành vi hạ đối xử tàn ác thông thường xảy ra, lặp đi lặp lại,... ảnh hưởng đến thể chất tinh thần nạn nhân. Tuy nhiên, nếu hành vi hành hạ vượt quá mức độ nghiêm trọng và gây thương tích cho người khác thì có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS sửa đổi năm 2017, và đương nhiên hình phạt cho tội này cao hơn nhiều so với tội hành hạ người khác.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 07/10/2018 09:32:13 CH sai chính tả

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504609   14/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Bản thân mình thấy mức án này không khắt khe, bởi bảo vệ quyền trẻ em đối với một số quốc gia trên thế giới là nhiệm vụ hàng đầu. Mình cho rằng Luật pháp nên khắt khe hơn đối với những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em. Và cho mình hỏi: Trong trường hợp một người hành hạ nhiều trẻ em thì hình phạt sẽ được xác định như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #504612   14/10/2018

    Trẻ em là tương lai của đất nước. Do đó, trẻ em là đối tượng phải được pháp luật ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ các em. Tuy nhiên, hiện nay các chế tài trong nạn bạo lực trẻ em chưa đủ sức răn đe cho nên hằng ngày trên các phương tiện truyền thông chúng ta vẫn bắt gặp các vụ bạo hành trẻ em. Thiết nghĩ cần phải có những hình phạt thích đáng hơn nữa cho các đối tượng hành hạ "mầm non tương lai" của đất nước. 
     
    Báo quản trị |  
  • #505601   26/10/2018

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Bạo hành biết bao nhiêu đứa trẻ mà mức án như thế này là quá nhẹ. Mấy đứa trẻ đâu chỉ bị trầy xước đau đớn ngoài da đâu tổn thương về tinh thần mấy đứa trẻ đấy chịu mấy ai đo được.

    Luật pháp cần sửa đổi để tăng mức án với loại tội phạm này. Ý kiến cá nhân của tôi thấy rằng mức án dành cho các bị cáo quá nhẹ so với hành vi đã gây nên.

     
    Báo quản trị |  
  • #505611   26/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em ... là bầy con cưng", "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan" Thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu con, không yêu trẻ và có cách giáo dục thiếu tình thương."Phụ tử tình thâm" "Hổ báo cũng không ăn thịt con"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng...", mà nỡ đối xử với con thơ, trẻ thơ như thế sao? Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp là do hậu quả của nạn bạo hành.

    Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người.Dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo... hay gì đi nữa, thì hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương nhân ái "Thương người như thể thương thân" vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta.

    Vì vậy, cần phải lên án hành vi này một cách gay gắt và có hình thức xử phạt thật nặng để răn đe.

     
    Báo quản trị |  
  • #505620   26/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Các hành vi bạo hành đối với trẻ em, dù ở góc độ đạo lý hay pháp lý là không thể chấp nhận được và phải được xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, về trách nhiệm hình sự, các hành vi phạm tội đối với trẻ em đều được xem là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Quyền lợi của trẻ em và việc bảo vệ đối với trẻ em cũng rất được quan tâm qua các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.
    Tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra chủ yếu là do ý thức của người chăm sóc trẻ em và cũng có thể một phần là các chế tài chưa đủ nghiêm khắc; việc kiểm tra, xử lý chưa đủ sức răn đe.
    Việc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 5-10 triệu đồng như Nghị định số 144/2013/NĐ-CP là còn quá thấp, để góp phần ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em, cần có nhiều giải pháp, trong đó cần phải tăng nặng chế tài xử phạt.
    Những hành vi bạo hành trẻ diễn ra nhiều lần nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn hoặc chế tài pháp luật chưa đủ tính răn đe. Nếu những sự việc trên được xử lý một cách nghiêm khắc và mọi hành vi xâm hại trẻ em đều được phát hiện kịp thời thì đương nhiên sẽ không ai dám làm. Nguyên nhân do chúng ta đã buông lỏng quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở mầm non tư thục, để đến khi báo chí phản ánh bằng những bài báo, những đoạn video thì xã hội mới biết.
    Để góp phần ngăn chặn nạn bạo hành, xâm hại trẻ em, cần có nhiều giải pháp, trong đó cần phải tăng nặng chế tài xử phạt. Và cùng với đó là xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động giáo dục mầm non tư thục, nâng cao tuyên truyền kiến thức pháp luật trong nhân dân để hạn chế tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em từ gia đình, nhà trường đến xã hội.
     
    Báo quản trị |  
  • #505651   27/10/2018

    Theo quan điểm của mình. pháp luật Việt nam nên quy định mức hình phạt cao hơn về tội hành hạ, ngược đãi trẻ em. Bởi lẻ chỉ có chế tài nghiêm khắc thì hành vi tàn nhẫn này đối với trẻ em mới được giảm xuống. Trẻ em nên được bảo vệ từ thân thể đến tinh thần để phát triển một cách toàn diện.

     
    Báo quản trị |  
  • #506331   31/10/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc dạy dỗ một cách văn mìn. Nhưng những người bảo mẫu vô tâm nỡ lòng hành hạ chỉ vì bé khóc hay bé biếng ăn. Những người như vậy cần phải răn đe, để xã hội biết được trẻ em không phải là đối tượng dễ băt nạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #507574   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình những người thực hiện hành vi trên nên bị cấm tham gia vào công việc giáo dục bởi việc làm của họ đã gây ra thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến xã hội và tác động tiêu cực đến những giáo viên mầm non khác. Hình phạt như trên là chưa đủ sức phòng ngừa tội phạm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #507702   15/11/2018

    Nạn bạo hành trẻ em đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay của bậc phụ huynh nói riêng và xã hội nói chung, theo tôi thì cần phải có mức án nghiêm khắc hơn để trừng phạt những người mà các bậc phụ huynh đã tin tưởng giao giọt máu đào của mình cho họ chăm sóc để rồi họ gây nên những tội ác không thể tha thứ được, cũng như cần phải rà soát lại những cơ sở mầm non tự phát, quản lý lỏng lẻo để tránh những tình trạng bạo hành này tiếp diễn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509037   30/11/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hành vi vô nhân tính này phải bị trừng phạt thích đáng. Đồng thời nhà nước cần xây dựng hệ thống giáo dục mầm non hoàn thiện để giả bớt số lượng trường tư, cơ sở tư nhân trông giữ trẻ như thế này, kiểm soat thật chặt chế để tránh những câu chuyện đau lòng xảy ra

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509319   03/12/2018

    zenfortech
    zenfortech

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình nghĩ phải xử phạt nặng hơn. do tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng phổ biến

     
    Báo quản trị |  
  • #511320   31/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Đối với những tội phạm mà đối tượng bị hại là trẻ em, thiết nghĩ phải phạt thật thỏa đáng nhằm răn đe, cảnh tỉnh những người khác. Trẻ em là đối tượng được bảo vệ bậc nhất vậy mà có nhiều người vẫn có những hành vi đáng trách đến vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #518899   25/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Nhìn những hình ảnh đánh đập trẻ em được trích xuất từ camera mà đau lòng. Nhìn những đứa trẻ gồng mình chịu đòn, bị đánh đau mà không dám khóc, người rung lên trước những cái tát, cái đấm, cái đá của những "người mẹ hiền thứ hai" mà quặn ruột. Không hiểu nổi tại sao lại có những con người hành xử khủng khiếp đển thế. Họ trút giận lên những đứa trẻ non nớt mà không biết rằng, những vết thương thể xác đã mất nhưng vết thương tinh thần thì sẽ theo các em mãi. Đó là nỗi ám ảnh, sợ hãi dẫn đến tâm lý rụt rè, tự kỷ, ngại giao tiếp với người khác. Thiết nghĩ, pháp luật cần trừng trị nghiêm minh hơn những hành vi bạo lực trẻ em một cách kinh tởm như vậy, để đủ răn đe và ngăn chặn những hành vi tương tự. Hãy để trẻ em được nâng niu, được yêu thương và sống lành mạnh!

     
    Báo quản trị |