Mua bán nhà chưa có chủ quyền

Chủ đề   RSS   
  • #83008 15/02/2011

    nguyenduclam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Mua bán nhà chưa có chủ quyền

    Nhà, đất chưa có chủ quyền, bên bán đang xin cấp giấy chứng nhận nhưng hai bên tiến hành mua bán và đã lập hợp đồng đặt cọc về việc hứa mua bán sau khi người bán có chủ quyền.

    Xin cho hỏi:

    1/ Trường hợp mua bán này nếu có tranh chẩp thì hợp đồng đặt cọc này có hiệu lực không.

    2/ Trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện cấp giấy chủ quyền thì người bán có phải chỉ trả lại đúng số tiền đã nhận cọc cho bên mua hay phải bồi thường theo thỏa thuận.

    3/Khi nhận cọc với số tiền bằng với giá mua bán căn nhà. khi xảy ra tranh chấp có được xem là tiền đưa trước để mua nhà không hay chỉ được xem là số tiền đặt cọc để thực hiện việc mua bán nhà.

    Trân trọng

     
    7285 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #83085   16/02/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Những nội dung bạn hỏi thì Hợp đồng đặt cọc bạn thỏa thuận sao thì trả lời vậy. Nếu bạn muốn hợp đồng đặt cọc có giá trị pháp lý thì làm hợp đồng đặt cọc riêng biệt không làm chung hợp đồng mua bán nhà.

    Trân trọng,
     
    Báo quản trị |  
  • #83131   16/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ Chị Thu Hậu@@

    Chủ topic có nói "Nhà, đất chưa có chủ quyền, bên bán đang xin cấp giấy chứng nhận nhưng hai bên tiến hành mua bán và #ff0000;">đã lập hợp đồng đặt cọc về việc hứa mua bán sau khi người bán có chủ quyền." Cái này có đến 99% là hợp đồng bằng văn bản rồi.

    Chào NGUYENDUCLAM!

    Nếu có tranh chấp xảy ra ( do lỗi của bên bán ) thì bên bán phải trả lại cho bên đặt cọc (bên mua ) 1 khoản tiền tương đương hoặc thực hiện theo thảo thuận ghi trong văn bản đặt cọc.

    Anh tham khảo điều luật:

    Điều 358. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc #ff0000;">từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Việc từ chối này do nhiều nguyên nhân khác nhau...



    #bfbfbf;">3/Khi nhận cọc với số tiền bằng với giá mua bán căn nhà. khi xảy ra tranh chấp có được xem là tiền đưa trước để mua nhà không hay chỉ được xem là số tiền đặt cọc để thực hiện việc mua bán nhà.
    #bfbfbf;" />

    Vấn đề này phụ thuộ vào nội dung của hợp đồng nên QQ không thể chắc chắn được nhưng nếu trong hợp đồng ghi rõ đó là tiền đặt cọc thì nó là tiền đặt cọc còn nếu không ghi rõ ràng thì được xem là tiền trả trước, nếu bên bán có lỗi thì họ phải trả lại tiền trả trước đó...

    Nói chung cần phải có hợp đồng trong tay thì QQ mới có thể tư vấn chính xác được.

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #83134   16/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi bạn,

    Theo quy định tại điều 91 Luật Nhà ở, nhà ở chỉ được giao dịch như mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp,... thì phải có đủ các điều kiện sau đây: Giấy CNQSH đối với nhà ở; Không có tranh chấp về QSH; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành qquyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Và hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

    Theo như mình được biết thì Hợp đồng đặt cọc cũng được xem như một giao dịch dân sự và vẫn có hiệu lực, chỉ vô hiệu theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp việc mua bán nhà này không thể thực hiện được vì điều kiện nào đó thì Hợp đồng đặt cọc này vẫn có hiệu lự, do đó, các bên thỏa thuận trả tiền đặt cọc như thế nào thì thực hiện như vậy (chỉ cần thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật). Và trường hợp khi nhận tiền đặt cọc bằng giá mua của căn nhà cũng xem là tiền đặt cọc thui bạn à.

    Trên thực tế, vì nhiều người nông nóng mua được nhà/ suất tái định cư dù biết có rủi ro nhưng họ vẫn chấp nhận mua bằng hình thức đặt cọc này để có thể có một căn nhà trong một khu chung cư/ khu quy hoạch nào đó. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những tay lừa đảo kiếm tiền bằng cách chứng minh mình là chủ đầu tư/ thành viên góp vốn/người được hưởng suất tái định cư nên đem 1 căn nhà mà bán cho nhiều người. Khi giá nhà đất tăng lên thì nhiều chủ nhà không thiện chí cũng xuất hiện, họ lật lọng không bán với mức giá cũ đã ký kết hợp đồng đặt cọc, họ chấp nhận bồi thường tiền cọc để bán nhà cho người khác với giá cao hơn. Tình trạng này vẫn còn là một bức xúc trong xã hội khó mà khắc phục được.

    Đây là ý kiến của hiya, các bạn cùng góp ý nhé!

    Trân trọng

    D.T.L

    #cfcfcf; font-family: arial,helvetica,sans-serif; line-height: 14pt; text-align: justify;">

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |