MỘT SỐ VẠCH KẺ ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP

Chủ đề   RSS   
  • #368158 19/01/2015

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    MỘT SỐ VẠCH KẺ ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP

    Gần Tết nên tình hình giao thông nhiều phức tạp và đội ngũ CSGT cũng kiểm soát gắt gao hơn. Vì vậy, mình xin tổng hợp một số vạch kẻ đường thường gặp để các bạn lưu ý, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, vừa bảo vệ túi tiền nhé.

     

    Vạch số 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch.

     
    Vạch số 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.

    Vạch số 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao othong từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch.

     

     

    Vạch số 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.

     

     
     
     
    Vạch số 1-5: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
     
     

     

    Vạch số 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

    Vạch số 1-7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.

     

    Vạch số 1-8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.

     

     

    Vạch số 1-9: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.
Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.

     
     
    Vạch số 1-10: Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
     
    Vạch số 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.
Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.

     

    Vạch số 1.12: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trong trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.

     
     
     
    51166 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (19/01/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369101   26/01/2015

    Kara_men
    Kara_men

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2012
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 20 lần


    Mình có thắc mắc về Luật giao thông đường bộ nhờ mọi người giải đáp

    Trên đoạn đường không có biển báo nào khác (như trong ảnh) mà chỉ có vạch kẻ đường 1.2.

    Theo Luật Giao thông đường bộ:

    Điều 13. Sử dụng làn đường
    1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
    2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
    3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

    Theo Quy chuẩn 41:2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ

    b) Vạch số 1.2. Xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.

    Như vậy đã đủ căn cứ để CSGT xử phạt xe cơ giới đi vào làn bên phải trong cùng chưa?

    (Hành vi vi phạm: "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố")

    Đây là vấn đề hiện nay đang gặp rất nhiều tại Hưng Yên và một số địa phương khác.

    Phân tích các căn cứ trên thì:

    - "2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái." Không thể áp dụng vào đường này vì đây không phải là đường một chiều. Ngoài ra theo câu từ trên thì không bắt buộc xe cơ giới chỉ được đi trên làn đường bên trái.

    - "3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.": "tốc độ thấp hơn" không phải là tốc độ thiết kế; "đi về làn bên phải" hay "đi về bên phải xe khác" hay "đi về bên phải (trong 1) làn đường"

    - "Vạch số 1.2. Xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.": xác định mép nhưng bên nào là cơ giới, bên nào là thô sơ nếu không có biển báo rõ ràng? Hoặc có thể vạch 1.2 phân chia phía bên phải vạch là "lề đường" thì sao? Vì không có biển báo cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #412352   06/01/2016

    luvt
    luvt

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Quy chuẩn làm đường thì vạch như kia để phân làn xe thô sơ và xe cơ giới. Nhưng ở Việt Nam bạn cũng biết là xe máy chiếm phần đông, nên không thể chỉ dành phần đường đó cho riêng xe thô sơ được, không lẽ xe máy cứ đi ra ngoài cùng với ô tô, như vậy là rất nguy hiểm.

    Cho nên ở Việt Nam đa phần csgt, dân... ở những nơi không có biển chia làn xe thô sơ cắm ở đường thì đa phần là căn cứ theo khoản 3 đó, phương tiện đi với tốc độ thấp đi về bên phải.

    Vậy có thể hiểu đa phần là ở những đường như trong hình, xe máy cũng có thể đi vào phần đường đó.

     
    Báo quản trị |