Một số thay đổi tại dự thảo về luật bảo hiểm xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #600808 29/03/2023

    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Một số thay đổi tại dự thảo về luật bảo hiểm xã hội

    1. Điều kiện và mức nhận trợ cấp thai sản

    Người lao động được quy định tại mục 1 này sẽ được hưởng chế độ thai sản khi trong các trường hợp:

    - Lao động nữ sinh con;

    - Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

    Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh có thể nhận trợ cấp 2 triệu đồng cho mỗi con.

    Trường hợp chỉ có mẹ đóng BHXH mà không may qua đời sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì xây dựng dự luật, đề xuất lao động nữ sinh con và người chồng đang đóng BHXH có vợ sinh con được hưởng chế độ này. Kinh phí này được ngân sách nhà nước bảo đảm.

    2. Người lao động nữ được hưởng chế độ khi đình chỉ thai nghén

    Tại Dự thảo còn đề xuất khi đình chỉ thai nghén, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Thời gian nghỉ được quy định như sau:

    - Tối đa 10 ngày: Thai dưới 05 tuần tuổi.

    - Tối đa 20 ngày: Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

    - Tối đa 40 ngày: Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.

    So với quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ mới được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

     
    295 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận