Chào bạn, Rất vui vì sự trao đổi lại. Mình xin có ý kiến như sau
Thứ nhất, ở đây khi chủ topic đưa ra là "Từ đầu cho tới khi anh A bị ngã ra và kêu lên ông D không thấy một vất gì rơi vào người anh A nên việc kết luận cô B gây thương tích cho anh A là không đúng thực tế." Điều đó có nghĩa là chủ topic nhận thấy việc bà B gây thương tích cho A là không thể vì không có vật gì rơi vào người A nên kết luận thương tích là không đúng thực tế.
Lúc chủ topic đưa chủ đề không nêu rõ trong kết luận giám định đã có phần kết luận vật gây thương tích, cơ chế hình thành vết thương hay chưa? Do đó, tôi nói cần giám định bổ sung để xác định vật gì gây thương tích và cơ chế hình thành vết thương như thế nào.
Bạn lưu ý rằng đây là "giám định bổ sung" không phải là "giám định lại"
1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các quy định đối với giám định lần đầu.
2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Tôi nghĩ các bạn học luật thì sẽ phân biệt được hai khái niệm này nên tôi không giải thích thêm.
Thứ hai, Mình nói rằng vụ việc này không cần thiết phải thực nghiệm điều và việc thực nghiệm điều tra không thể tiến hành được.Tôi cũng hiểu thực nghiệm điều tra là không phải 1 người đâm 1 người, 1 người hiếp dâm 1 người...
Ý nghĩa của việc thực nghiệm điều tra là nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự việc, hiện tượng.
Đây là việc mà trong đó cơ quan điều tra tổ chức thí nghiệm một sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các giả thuyết điều tra đã đặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy.
Với một bản kết luận thương tích do vật nào gây nên (vật tày, vật nhọn, sắc..) hướng tác động như thế nào... thì đã đủ để kết luận việc ông kia tự ngã đập đầu xuống hay bị viên gạch ném trung rồi. Do đó, tôi nói là việc thực nghiệm điều tra không cần thiết.
Việc thực nghiệm điều tra này phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tham gia. Với vụ án này, Nếu làm thực nghiệm điều tra để xác định xem việc ném viên gạch có khả năng trúng vào bị hại hay không thì đương nhiên phải tái diễn lại cảnh ném gạch để xem lực tác động, hướng bay của viên gạch... Vậy theo bạn, để làm được điều này, người ta dùng gì để thay thế viên gạch??? ---> Chính vì vậy tôi nói việc thực nghiệm điều tra không thể tiến hành được.
Với vụ án mà bạn nêu ra, thực nghiệm điều tra vì cơ quan điều tra còn nghi ngờ rằng "liệu 1 cô gái yếu ớt có thể dễ dàng đâm, giết một người đàn ông to cao, lực lưỡng, từng là công an hay không. Liệu có đồng phạm hay không. Họ nghi ngờ lời khai của bị cáo nên phải thực nghiệm điều tra để làm rõ các vấn đề trên".
Trên đây là ý kiến trao đổi của tôi. Rất mong sự trao đổi tiếp của các bạn.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!