Mâu thuẫn về tiền bạc

Chủ đề   RSS   
  • #236658 01/01/2013

    ngtr_a1

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mâu thuẫn về tiền bạc

    a,b,c là bạn,ở quán pia vì a chơi pia với 3nguoi khác nhưng a thua k trả tiền (tiền thuê bàn) nên c đã trả, nhưng sau khi c trả xong,a cầm tiền (khoảng 10-15trieu) ra để làm oai,kêu t cụng có tiền nhưng k thích trả,sau một hồi khiêu khích, b k bình tĩnh đã đánh a 1 cái vào mặt và 1 caias vào bụng, c ngăn lại và kêu ra ngoài (vì đang đứng ở quầy thanh toán) và bảo hôm sau k nên làm như vậy có tiền thì trả k thì đừng lấy tiền ra dọa anh em. a thấy bực vì bị nói vậy nên xông vào đánh c và bị c tát 1 cái rồi c về.a đã chạy đến nhà c vào lúc 23h40p ngày 31/12/2012 khi cổng đã khóa, cả nhà tắt điện đi ngủ (c chưa về) nhưng a đã dùng chân đạp, lấy gạch đỏ để phá cổng vào nhà,làm vỡ chậu hoa.bị chó đuổi nên a chạy ra. sau đó cả nhà ra thì thấy a đang cầm 1 cái cọc bằng sắt mà a bẻ ở bảng quảng cáo nhà c để làm gậy và 1 cái gậy tre xông vào đạp vỡ tấm lợp(là tấm lợp để bán vì nhà c bán hàng hóa) dùng đá, gạch ném vào nhà,ném lên mái nhà của c, chửi bậy nói tục trước cửa, được mẹ của c ngăn lại(vì a là hàng xóm) nhưng sau đó c quay về và 2 người khiêu khích dẫn đến xô xát nhẹ. sau đó a quay về nhà và 10p sau lại đến chửi bậy, ném gạch vào nhà dọa. khoảng 10p sau công an xã có mặt để lập biên bản, gọi bố của a đến vì a không bình tĩnh và đã uống rượu. nhưng bố của a đến từ 23h55p đến 2h30 sáng đứng chửi và làm ầm ĩ khiến làng xóm k ngủ được dậy sang can ngăn, thế nhưng bố của a cũng không dừng hành động chửi bới lại(vì ông chưa biết nguyên nhân sự viêc nên đến để bắt đền vì đánh con ông và vu cáo a phá hoại tài sản nhà người khác) ông đòi kiện lên huyện vì c là công an xã,b là cán bộ làm ở ủy ban xã.

    vậy theo luật thì đối tượng nào là vi phạm pháp luật của nhà nước và đó là bộ luật nào.vì k muốn giải hòa nên gia đình a muốn kiện.

    lưu ý: các đối tượng trên 24 tuổi, vết thương của a là k nghiêm trọng chỉ bị xây xát nhẹ, tài sản bị phá k quá nhiều: bị gãy cổng,bị vỡ 10-20 tấm lợp(giá khoảng 55 oood/tấm),vỡ chậu hoa,vỡ ươm xe,bẻ bảng quảng cáo, dùng gạch ném làm hư hỏng một số nơi ngoài nhà...

    e mong được mọi người trả lời sớm vì muốn giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải nhưng phải hiểu rõ các tội và luật mà các đối tượng gây ra để có ý để khuyên giải. e xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi ngtr_a1 ngày 01/01/2013 11:22:28 SA
     
    3384 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #237710   06/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Tôi xin trao đổi với bạn trong trường hợp trên như sau:

    Vấn đề trên, cấp có thẩm quyền giải quyết, hòa giải đầu tiên là tại Công an xã.

    Hành vi của a và bố của a nếu chưa bị xử phạt hành chính thì có thể chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.

    Như vậy, sự việc trên hai bên nên hòa giải - giải hòa vi quý - bên a gây thiệt hại về tài sản cho nhà c phải có trách nhiệm bồi thường về phần tài sản mà mình đã làm hư hỏng cho phía gia đình c.

    Ngoài ra, các bên còn vi phạm còn bị xử phạt hành chính do gây rối trật tự công cộng. Căn cứ Nghị định 73/2010/NĐ-CP.

    - Theo đó bố của a có thể bị xử phạt theo: điểm c khoản 3 điều 7 NĐ 73. (a có sử dụng cọc sắt bẻ ở bản quảng cáo để thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng ở cổng nhà c). Tuy nhiên, hành vi của a có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a, c, d khoản 2 NĐ 73.

    - Bố của a có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 7 NĐ 73.

    - C tát a 1 cái, c có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 điều 7 NĐ trên.

    Bạn tham khảo điều 7 Nhị định 73/2010/NĐ-CP

     

    Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    a) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    e) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời” trong thành phố, thị xã hoặc ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các khu vực kho, bãi, sân bay, cảng …

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

    c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy … hoặc công cụ hỗ trợ;

    d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    g) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    k) Trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác;

    l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    m) Tập trung đông người trái pháp luật tại khu vực tại các địa điểm, khu vực cấm;

    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

    o) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp);

    p) Viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    q) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm đ, h khoản 2; điểm c, p, q khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Người vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do gia súc hoặc các động vật khác gây ra.

    Trân trọng!

     

     

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #533036   15/11/2019

    trungthao2207
    trungthao2207

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho em hỏi bây giờ mức phạt là bao nhiêu ạ? 100, 200k là quá thấp ko đủ răn đe.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trungthao2207 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2019)