BachThanhDC viết:
Pháp luật đã quy định những đối tượng cụ thể nào thì được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ. Điều đó đồng nghĩa với việc hành vi tàng trữ của những đối tượng đó là hành vi tàng trữ hợp pháp (nếu nó không có các tình tiết khác dẫn đến việc xác định nó là hành vi tàng trữ trái phép). Và cũng chỉ hành vi tàng trữ của những đối tượng này mới là hành vi tàng trữ hợp pháp. Còn hành vi tàng trữ của tất cả các đối tượng khác không thuộc đối tượng được pháp luật cho phép thì đều là hành vi tàng trữ trái phép. Một người dân bình thường mà tàng trữ vũ khí thì chắc chắn đó là hành vi tàng trữ trái phaep, bởi họ không phải là đối tượng mà pháp luật quy định được trang bị, sử dụng vũ khí.
Cơ bản là góc độ nhìn nhận thuật ngữ pháp lý của anh và em khác nhau. Em thì nhìn nhận rằng được trang bị vũ khí và được quyền tàng trữ vũ khí là khác nhau. Pháp luật quy định các nhóm đối tượng a, b, c được trang bị... thì có nghĩa là các nhóm đối tượng này được quyền trang bị, và Nhà nước phải trang bị loại vũ khí này cho họ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc loại trừ quyền được tàng trữ, sản xuất vũ khí thô sơ của các nhóm đối tượng khác. Được trang bị chỉ sự thụ động, nó không hạn chế việc được chủ động tàng trữ vũ khí thô sơ. Chính vì không có quy định nào hạn chế điều này nên em mới nói như vậy.
BachThanhDC viết:
Pháp luật không cần phải quy định như thế nào là hành vi tàng trữ trái phép nữa, VB pháp luật cũng không cần thiết phải viết vào đó một chữ CẤM hay một từ TRÁI PHÉP thì nó mới được coi là trái phép.
Điều này chỉ đúng khi pháp luật quy định những dạng đối tượng nào được tàng trữ. Còn chưa quy định chỉ những dạng đối tượng nào được tàng trữ thì vẫn là chưa cấm. Việc tàng trữ vẫn là hợp pháp.
Nếu hiểu như tàng trữ vũ khí thô sơ là trái phép, thì em nghĩ nước Việt Nam này không có ai tuân thủ pháp luật cả, vì chả có nhà nào là không có 1, 2 loại vũ khí thô sơ cả ví dụ như dao (găm)
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.