Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành thì không thừa nhận chế độ ly thân nên dù cho đã ly thân thì tài sản do mỗi bên vẫn là tài sản chung.
- Nếu muốn bảo vệ quyền lợi của người vợ thì chỉ có cách duy nhất là phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó mới ly hôn.
Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.
Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
- Việc người vợ được bên phía ngoại cho 1 ngôi nhà thì phải có chứng cứ cụ thể là được tặng cho riêng (văn bản tặng cho). Việc người vợ đúng tên trên ngôi nhà không có nghĩa là đó là tài sản riêng của vợ.
Vì theo quy định của pháp luật hiện hành: đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải đứng tên cả hai vợ chồng, nếu chỉ có 1 bên đứng tên nhưng không chứng minh được là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Trân trọng!!!
anhtuankh21@gmail.com
tuanbui211988@yahoo.com
0933 550 500