Chào bạn, phòng tư vấn Luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật LTDKINGDOM xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Mảnh đất và nhà ở của bố mẹ chồng.
Theo như trình bày của bạn: Phần đất của bố mẹ chồng có trước 2002 chưa cấp GCN QSDĐ, sau đó cho 2 vợ chồng cũng chưa cấp CGN QSDĐ. Bố chồng và mẹ chồng mất đi cũng không để lại di chúc hay hợp đồng tặng cho và chuyển nhượng nào ở đây. Vợ chồng đã cùng nhau xây dựng căn nhà và các tài sản khác trên đất này.
1. Đất:
- Đây là mảnh đất hình thành trước hôn nhân thuộc sở hữu của bố mẹ chồng.
- Ông bà bố mẹ chồng cho đất khi hôn nhân nhưng không có giấy tờ cho tặng, chuyển nhượng theo yêu cầu của pháp luật.
- Ông bà mất không để lại di chúc gì.
- Anh chồng là con một.
ð Dựa và những căn cứ trên cho thấy: Đây là đất thuộc sở hữu của bố mẹ chồng, khi mất không để lại di chúc gì thì mảnh đất này sẽ quy về tài sản thừa kế pháp luật, chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Tức là mảnh đất sẽ thuộc về người chồng. Mảnh đất thuộc về tài sản riêng của người chồng (Nếu không nhập làm tài sản chung của vợ chồng).
ð Vậy, Vợ và các con không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ chồng nên không có quyền đối với mảnh đất này. Người con trai chỉ có quyền với mảnh đất này khi được nhận quyền từ bố mình (người chồng)
2. Nhà + tài sản gắn liền trên đất:
Trên thực tế theo như bạn nói nhà và tài sản gắn liền trên đất được định giá là 306.000.000 đồng. Và người chồng chỉ đồng ý chia cho vợ 150.000.000 đồng + 10.000.000 đồng (công sức đóng góp trong những năm chung sống)
Vậy, để đòi hỏi quyền lợi của người vợ, chúng ta tập trung căn cứ và chứng minh các vấn đề sau:
- Lỗi của anh chồng dẫn đến ly hôn: Ngoại tình. (Cần bằng chứng, chứng cứ rõ ràng).
- Khả năng tài chính + công sức đóng góp của người vợ (Phải có căn cứ rõ ràng).
- Người vợ phải nuôi 3 con, trong đó có 1 con nhỏ 30 tháng tuổi.
ð Từ những điều trên sẽ có thêm căn cứ đòi nhiều hơn số tiền 150.000.000 đồng.
ð Người chồng không có quyền chỉ ở lại nhà 3 tháng. Vì quy định tại Điều 63 – Bộ Luật hôn nhân gia đình 2014 Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
“Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Thứ hai: Vấn đề đòi tiền bồi thuờng trong thời gian chờ phân xử ly hôn:
Chúng tôi khẳng định là không, việc người chồng làm đơn ly hôn đơn phương là quyền của người chồng, việc chị lên tòa ảnh hưởng đến công việc làm ăn không thuộc trách nhiệm của người chồng.
Thứ ba: Vấn đề quấy rối, quậy phá của người chồng
Người vợ nên tiếp tục làm đơn trình bày tình hình mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng và việc quấy rối của người chồng lên chính quyền địa phương, nếu không có kết quả thì nên khiếu nại lên các cơ quan chính quyền địa phương, giữ căn cứ, chứng cứ để chứng minh về hành vi của nguời chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ 4: Mảnh đất của bố mẹ vợ cho 2 vợ chồng:
Chúng tôi được biết, mảnh đất này bố mẹ vợ cho 2 vợ chồng qua giấy tờ viết tay, chưa công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, những thông tin này chưa đầy đủ để có thể đưa ra lý luận hủy bỏ việc cho này.
Chúng tôi cần biết thời gian làm hợp giấy cho tặng đất này, cũng như 2 vợ chồng đã xây dựng tài sản gì trên mảnh đất đó chưa.
- Trường hợp: mảnh đất tặng cho này chưa có công chứng, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng các công trình trên đất => Hợp đồng sẽ vô hiệu. Khi đó mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của bố mẹ vợ.
- Trường hợp: Giấy tặng cho sau thời điểm năm 1993 theo NQ22/2004/NQ-HDTP:
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.
ð Giấy tặng cho này có hiệu lực, tức là mảnh đất này thuộc về 2 vợ chồng. Khi ly hôn sẽ phải phân chia phần tài sản này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Hotline 0988.265.333.