Lương tối thiểu vùng 2015: Những điểm cần lưu ý

Chủ đề   RSS   
  • #356454 14/11/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Lương tối thiểu vùng 2015: Những điểm cần lưu ý

    > Mức lương tối thiểu vùng 2015

    Từ 01/01/2015, Nghị định 103/2014/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, có những điểm mới nổi bật sau đây:

    1. Tăng mức lương tối thiểu vùng

    Lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 250.000 – 400.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:

    - Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng);

    - Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng);

    - Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng);

    - Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

    (Khoản 1 điều 3)

    2. Thay đổi về phạm vi điều chỉnh

    Bổ sung thêm cụm “theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động” vào Phạm vi điều chỉnh của Nghị định, cụ thể như sau:

    Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

    (Điều 1)

    3. Quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng

    Kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp  cũng thuộc đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này.

    (Khoản 1 điều 2)

    4. Bổ sung nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

    Nghị định 103 dành riêng một điều mới quy định về Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau:

    - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

    - Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

    - Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

    - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

    - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

    (Điều 4)

    5. Quy định rõ trường hợp Người lao động đã qua học nghề

    Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

    - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định 90/CP  ngày 24/11/1993.

    - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998Luật Giáo dục năm 2005  và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật Việc làm;

    - Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

    - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;

    - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

    Những đối tượng nêu trên phải được trả lương ít nhất cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng.

    (Khoản 2 điều 5)

    6. Bảo đảm quyền lợi của Người lao động

    Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

    (Khoản 4 điều 5)

    Nghị định này thay thế Nghị định 182/2013/NĐ-CP.

     
    9565 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    trung49cd (31/03/2016) daoluthanhtung (19/11/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #356598   15/11/2014

    cho mình hỏi tiền ăn ca tối đa hiện nay áp dụng theo nghị định 103/2014/ND-Cp là bao nhiêu

     
    Báo quản trị |  
  • #357158   18/11/2014

    dotrongtrung758
    dotrongtrung758

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    là mức lương tối thiểu theo vùng ở vùng nào thì áp mức ăn ca vùng đó

     
    Báo quản trị |  
  • #357420   19/11/2014

    chudinhxinh
    chudinhxinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    -Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014

    Theo:

    THÔNG TƯ : Số: 12/2011/TT-BLĐTBXH  Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011

    Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

    Điều 5. Điều khoản thi hành

    3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá 620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

    Theo:

    THÔNG TƯ Số: 10/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

    Điều 4. Hiệu lực thi hành

    2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tại Thông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.

    3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

    Áp dụng khi tính thuế TNCN:

    Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

    Thuế thu nhập  chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

    Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

    Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)

     

    Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

    Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chudinhxinh vì bài viết hữu ích
    ttpthuy (26/11/2014)
  • #359003   26/11/2014

    doihoamattroi284
    doihoamattroi284

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho mình hỏi, công ty mình đang đóng bảo hiểm cho người lao động với mức lương dưới mức lương cơ bản quy định từ ngày 1/1/2015

    Như vậy công ty mình sẽ phải điều chỉnh tăng mức lương cơ bản đóng bảo hiểm có phải không? khi tăng mức lương như vậy sẽ phải có hồ sơ gì khác kèm thêm vào hợp đồng lao động đã ký với người lao động không?

     
    Báo quản trị |  
  • #359021   26/11/2014

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    doihoamattroi284 viết:

    Cho mình hỏi, công ty mình đang đóng bảo hiểm cho người lao động với mức lương dưới mức lương cơ bản quy định từ ngày 1/1/2015

    Như vậy công ty mình sẽ phải điều chỉnh tăng mức lương cơ bản đóng bảo hiểm có phải không? khi tăng mức lương như vậy sẽ phải có hồ sơ gì khác kèm thêm vào hợp đồng lao động đã ký với người lao động không?

    BHXH chỉ cần 1 trong 2 văn bản sau: QUyết định lương hoặc Phụ lục Hợp đồng thay đổi mức lương. 

    Thân

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ttpthuy vì bài viết hữu ích
    doihoamattroi284 (26/11/2014)