Luật TTHC với Luật TNBTCNN "vênh" nhau khiến dân oan bị mất quyền bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #292738 22/10/2013

    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Luật TTHC với Luật TNBTCNN "vênh" nhau khiến dân oan bị mất quyền bồi thường?

    Ngày 1/4/2013, em gái Minh Minh đến VPĐKQSDĐ cấp huyện đề nghị cấp lại cho em GCN do bị mất. Cán bộ VPĐKQSDĐ trả lại hồ sơ và yêu cầu em bổ sung những giấy tờ mà không có trong quy định về cấp lại GCN do bị mất được quy định tại Điều 24 của Nghị định 88/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
     
    Em gái Minh Minh khởi kiện vụ án hành chính. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC thì đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là VPĐKQSDĐ (mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó):
     
    2. Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau:
     
    a) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó;
     
    Ví dụ: Theo quy định tại Điều 126 của Luật đất đai thì hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho ông A là hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C.
     
    Toà án, căn cứ vào các chứng cứ, tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của em Minh Minh, tuyên bố hành vi hành chính của VPĐKQSDĐ nêu trên là trái pháp luật, buộc VPĐKQSDĐ chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật đó, quyết định nghĩa vụ chịu án phí thuộc về VPĐKQSDĐ. Bản án đã có hiệu lực pháp luật.
     
    Tuy nhiên, em Minh Minh cho biết em không thể kiện yêu cầu bồi thường theo Luật TNBTCNN được bởi vì, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP:
     
    Điều 1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
    1. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
    b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật);
    c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;
    d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
     
    Về giải thích từ ngữ, Luật TNBTCNN, Điều 3, khoản 1 quy định như sau:
     
    Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
     
    Như vậy, pháp luật về tố tụng hành chính quy định em Minh Minh phải kiện cơ quan, tổ chức, trong khi pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi có hành vi trái pháp luật của cá nhân.
     
    Em Minh Minh bị bác khởi kiện bồi thường.
     
    4240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #292744   22/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Diễn giải luật như thế là chưa đúng,

    Bản án của tòa có phải là của cá nhân thẩm phán đâu (người thi hành công vụ), mà nhân danh Nước CHXHCNVN đấy chứ nếu tuyên sai thì nhà nước vẫn phải bồi thường.

    Mọi người thi hành công vụ khi làm điều gì đều là nhân danh tổ chức, cơ quan nhà nước vì thế nhà nước mới phải đứng ra bồi thường do hành vi sai trái của họ. Nếu diễn giải luật như thế thì chẳng bao giờ nhà nước phải bồi thường. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (22/10/2013)
  • #292764   22/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Bạn ơi, thực ra người ta tặc lưỡi với nhau lâu rồi một câu: "Luật không rõ ràng, hàng ngàn người khổ".

     
    Báo quản trị |  
  • #292873   23/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Các bạn ơi làm sao để giờ gửi cái thắc mắc nêu trên đến các đại biểu quốc hội đang họp được nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #292886   23/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thứ nhất thường các ĐBQH sẽ có buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương bạn có thể tranh thủ thời gian để gửi đến họ trong buổi đó.

    Thứ hai nếu biết nhà ai torng số họ mà ở gần khu vực bạn, đến gửi trực tiếp cũng được.

    Mình nghĩ tạm thời có 2 cách đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    loveaffair (23/10/2013)
  • #293082   23/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    danusa viết:

    Thứ nhất thường các ĐBQH sẽ có buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương bạn có thể tranh thủ thời gian để gửi đến họ trong buổi đó.

    Thứ hai nếu biết nhà ai torng số họ mà ở gần khu vực bạn, đến gửi trực tiếp cũng được.

    Mình nghĩ tạm thời có 2 cách đó.

    Thanks bạn, tuy nhiên có luật liên quan đến việc đại biểu tiếp cử tri không bạn nhỉ? Ví dụ tiếp tại nhà riêng hay văn phòng, tiếp bằng miệng hay bằng văn bản, và nghĩa vụ trả lời cử tri, và có nhất thiết phải là cử tri thuộc khu vực bầu cử của đaij biểu đó không? Thank again;)

     
    Báo quản trị |  
  • #293135   24/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bạn xem tại đây nhé Nghị quyết liên tịch 06/2004/NQTL-UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN về việc ban hành Hướng dẫn về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    Điều 2. Quyền và trách nhiệm của cử tri

    Cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc tiếp xúc có quyền dự các hội nghị tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm, góp ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội, đồng thời có trách nhiệm thực hiện các qui định của hội nghị tiếp xúc cử tri.

    Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

    Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

    Điều 4. Hình thức tiếp xúc cử tri.

    1. Hội nghị tiếp xúc cử tri.

    a) Theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội tại địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử.

    b) Theo nơi cư trú, nơi làm việc.

    c) Theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

    2. Gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    loveaffair (24/10/2013)
  • #293279   24/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Được được mình sẽ chuyển kiến đề nghị đến đại biểu, tuy nhiên chỉ e hơi lâu, vậy quay lại chủ đề chính, theo quan điểm của bác danusa thì thực chất có đúng là 2 văn bản như nêu trên "vênh" nhau không?;) Quan điểm của bạn?

     

    danusa viết:

    Bạn xem tại đây nhé Nghị quyết liên tịch 06/2004/NQTL-UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN về việc ban hành Hướng dẫn về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    Điều 2. Quyền và trách nhiệm của cử tri

    Cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc tiếp xúc có quyền dự các hội nghị tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm, góp ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội, đồng thời có trách nhiệm thực hiện các qui định của hội nghị tiếp xúc cử tri.

    Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

    Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

    Điều 4. Hình thức tiếp xúc cử tri.

    1. Hội nghị tiếp xúc cử tri.

    a) Theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội tại địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử.

    b) Theo nơi cư trú, nơi làm việc.

    c) Theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

    2. Gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri.

     
    Báo quản trị |  
  • #294083   29/10/2013

    anhdo.law
    anhdo.law

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin chào bạn

    Về vấn đề này mình xin có ý kiến với bạn như sau:

    Theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước có hành vi trái pháp luật khi thi hành công vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (chính là bản án xác định lỗi của VPĐKQSDĐ của bạn đã nêu bên trên) và đủ căn cứ theo quy định tại Điều 1 TTLT 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 3 TTLT 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP) thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu bồi thường gửi cơ quan có trách nhiệm bồi thường (cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 3 Nghị định 16/2010/NĐ-CP). 

    Cơ quan đó sẽ có trách nhiệm bồi thường cho bạn. Còn người có hành vi có lỗi sẽ bị xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với nhà nước theo quy định pháp luật. 

    Vì vậy trường hợp của bạn không phải bị chênh về quy định pháp luật. bạn có thể yên tâm thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nếu đủ điều kiện. Hồ sơ thì làm theo mẫu quy định tại TTLT 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #294089   29/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn anhdo.law, nhưng bạn chưa đọc kỹ bài viết của mình và tất nhiên những gì bạn nói đọc qua thì thấy k vấn đề gì nhưng nếu cơ quan chịu bồi thường họ xoáy vào câu chữ trong Luật TNBTCNN thì theo luật, KHÔNG THỂ bồi thường dù có thoả mãn đủ các tiêu chí như bạn đã nêu (nhưng không có cá nhân nào chịu trách nhiệm bồi thường ở đây cả)!

    Cập nhật bởi loveaffair ngày 29/10/2013 02:29:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #294356   30/10/2013

    anhdo.law
    anhdo.law

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn thân mến

    Bạn yên tâm nhé, không có chuyện cơ quan có trách nhiệm bồi thường xoáy vào câu chữ trong Luật TNBTCNN đâu. Vì  Luật TNBTCNN được xây dựng dựa trên học thuyết Thay thế. Cụ thể là coi người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hoạt động công vụ được giao nhiệm vụ của Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực thi công tác quản lý nhà nước. Vì vậy nếu người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ thì Nhà nước sẽ đứng ra bồi thường hoàn toàn cho người bị thiệt hại mà không xét đến việc Nhà nước có lỗi hay cá nhân người thi hành công vụ có lỗi. 

    Việc bồi thường phải đủ căn cứ và đúng thủ tục của pháp luật. Sau khi bồi thường xong thì Nhà nước mới xét đến việc yêu cầu người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả lại 1 phần tiền cho Nhà nước. Hiện nay Thông tư về thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ đang được xây dựng và xong dự thảo lần 2.

    Chỉ cần bạn đủ căn cứ bạn có thể yêu cầu bồi thường vì Luật quy định rõ CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG là cơ quan quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chứ không quy định NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG. 

    Nếu bạn gặp khó khăn gì trong việc yêu cầu bồi thường bạn có thể gửi hồ sơ và đơn yêu cầu hỗ trợ đến Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể

    (văn bản chắc cũng chỉ hướng dẫn đến như mình nói là cùng thôi. Cho nên về mặt nguyên tắc và pháp lý bạn đều an tâm)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdo.law vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (30/10/2013)