Từ khi Hiến pháp 2013 ra đời, Nhân dân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển đất nước, thay đổi từ “nhân dân” sang từ “Nhân dân” xem như là một bước đột phá trong cách nhìn nhận Nhân dân với xã hội trong quá trình lập pháp.
Phát huy điều đó, Luật trưng cầu ý dân được soạn thảo để thực thi điều này trên thực tế.
Trưng cầu ý dân là việc Quốc hội đưa những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội để Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định.
|
Tại Luật này, có 2 phương án được đưa ra về những vấn đề quan trọng của đất nước cần phải trưng cầu ý dân:
Phương án 1: Là những vấn đề của Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Phương án 2: Bao gồm các vấn đề sau:
- Những vấn đề về sửa đổi Hiến pháp.
- Những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quan trọng.
- Những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.Theo ý kiến của mình, đã quy định những vấn đề quan trọng cần phải trưng cầu ý dân thì cần phải chi tiết và cụ thể, không nên quy định quá chung chung như phương án 1, mà cần chi tiết như phương án 2.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp không được ghi vào danh sách cử tri, có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
|
Quyền này được nhân rộng ra bằng việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân, trước đây, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội,…đều có quyền bầu cử.
Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện kết quả trưng cầu ý dân
|
Cần phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân. Kết quả như thế nào thì phải công bố đúng và có giá trị hiệu lực kể từ thời điểm công bố.
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì UBND cấp xã hoặc cấp huyện đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
- Người thuộc trường hợp bị tước quyền bầu cử nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu trưng cầu ý dân 24 giờ được khôi phục lại quyền bỏ phiếu, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
|
Nhằm hạn chế việc lợi dụng quyền trưng cầu ý dân của một số thành phần xấu, giới hạn một số trường hợp bị hạn chế quyền công dân – quyền được trưng cầu.
Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố chậm nhất là 90 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
|
Lựa chọn ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân vào ngày chủ nhật để phù hợp với thời gian làm việc, học tập của đa số người dân trên cả nước, thuận tiện cho việc thực hiện trưng cầu ý dân.
Xem chi tiết tại dự thảo Luật trưng cầu ý dân.