Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Lê Văn Hoan - lvhoan

60 Trang «<3456789>»
  • Xem thêm     

    09/10/2015, 07:18:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất như bạn đã liệt kê.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    20/07/2015, 03:06:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc công an giữ CMND của bạn là sai. Bạn yêu cầu trả lại. Nếu không được giải quyết thì bạn làm đơn tới Trưởng công an cấp huyện trình bày rõ nội dung.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 01:59:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu thời hạn cho ở nhờ chưa hết mà người có đất muốn lấy lại thì hai bên thỏa chấm dứt việc cho ở nhờ. Nếu hết thời hạn mà những người này không dọn đi thì làm đơn tới UBND cấp xã để được xem xét. Nếu không thỏa thuận được thì người có đất có thể khởi kiện ra Tòa án.

    Thân chào 

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 01:54:47 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Do bạn không nói rõ tài sản trộm cắp là bao nhiêu nên không thể trả lời bạn chính xác. Bạn có thể tham khảo điều 138 BLHS

    Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

     

    Thân chào.

     

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 03:09:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào ông/bà!

    Ông/bà cần khai nhận di sản thừa kế đối với căn nhà 70m2 theo di chúc. Phần nhà 40m2 làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Cha,mẹ; vợ/chồng; con của người chết. Cả 2 thủ tục này có thể gộp làm 1 nếu những người có tên trong di chúc và những người thuộc hàng thừa kế của người chết là một. Tuy nhiên, phải xác định phần của người chết trong khối tài sản này. Việc phân chia, khai nhận này các bên tự thỏa thuận với nhau.

    Về thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị: Giấy Chứng tử của người chết, giấy khai sinh các con, giấy tờ về nhà đất, di chúc.

    Việc phân chia, khai nhân di  sản buộc phải công chứng hoặc chứng thực

    Số tiền gửi tiết kiệm những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết chỉ được nhận sau khi khai nhận di sảnn thừa kế.

    LS Lê Văn Hoan

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 02:57:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu cha mẹ chồng tặng cho vợ chồng bạn thửa đất đúng quy định của pháp luật: HỢp đồng tặng cho được công chứng, chứng thực thì cha mẹ chồng không có quyền lấy lại.

    Nếu tặng cho không đúng quy định của pháp luật thì việc tặng cho đó có thể vô hiệu. Tuy nhiên, tài sản trên đất là của vợ chồng bạn. Những gì mang đi được (động sản) thì bạn hoàn toàn có quyền. Những gì gắn với QSDĐ thì thương lượng với người có đất. Nếu không thương lượng được thì khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    24/03/2015, 04:14:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu cam kết và trả đúng như nội dung cam kết thì người đứng đầu cơ quan có lẽ sẽ bỏ qua. Trường hợp không thực hiện nếu có đơn, cơ quan công an sẽ vào cuộc để xử lý theo điều 140 BLHS.

    Thân chào 

  • Xem thêm     

    24/03/2015, 04:10:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu hành vi gây thương tích thuộc khoản 1 điều 104 BLHS thì khi bị hai rút đơn cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đình chỉ điều tra.

    Do lần trước người này chỉ bị xử lý hành chính nên không bị coi là tái phạm.

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm"

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

    Do bạn không cho biết tỷ lệ % thương tích của bị hại nên bạn tham khảo điều 104 BLHS ở trên

    Thân chào

  • Xem thêm     

    24/03/2015, 04:02:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trách nhiệm của ai đến đâu còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ, vai trò của người đó trong vụ việc. Do hiện nay công an đang điều tra nên không thể biết được chi tiết. 

    Việc xin tại ngoại phải căn cứ vào mức độ vụ việc. 

    Nếu muốn bảo lãnh thì thân nhân làm đơn bảo lãnh gửi cơ quan công an và viện kiểm sát cùng cấp (ít nhất 2 người đứng ra bảo lãnh)

    Thân chào

  • Xem thêm     

    24/03/2015, 10:04:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Theo điều 176 BLTTHS thì trong thời gian tối đa là 3 tháng, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; 

    Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá ba mươi ngày. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

    Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    24/03/2015, 09:30:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bạn và vợ có hộ khẩu để được xem xét giải quyết. Theo quy định thì bạn phải gửi đơn tại Tòa án nơi vợ bạn cư trú, nhưng hiện nay bạn không biết vợ bạn đang ở đâu.

    Trong đơn bạn phải trình bày rõ lý do ly hôn. Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải ít nhất 02 lần. Nếu không thành, sẽ đưa vụ án ra xét xử. Trong trườn ghợp HĐXX xét thấy mâu thuẫn vợ chồng bạn không thể hòa giải, mục đích hôn nhân không đạt được thì sẽ xử cho ly hôn.

    Việc ai nuôi con thì người còn lại được quyền thăm nom, chăm sóc. Người trực tiếp nuôi con không có quyền hạn chế quyền này của người còn lại.

    Bạn muốn giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh một rằng đứa trẻ ở với bạn sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất. Cụ thể bạn phải chứng minh số yếu tố sau hơn hẳn vợ bạn: Chỗ ở, việc làm thu nhập ổn định, môi trường sống, khả năng nuôi dạy con, tư cách đạo đức của vợ bạn (ngoại tình).

    Thân chào 

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 10:10:27 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an để được giải quyết. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý: Những nội dung mà bạn cho rằng mình bị xúc phạm có phải do bạn gái cũ của bạn trai bạn hay không. Theo bạn trình bày thì những thông tin này đều được đưa lên thông quan trang mạng hoặc phần mềm tin nhắn, thoại. Do đó không tránh được việc ai đó mạo nhận hoặc gỉa danh. Khi bạn làm đơn tố cáo không nêu đích danh mà chỉ nghi ngờ người này mà thôi.

    Thân chào 

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 10:03:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo nội dung bạn trình bày thì việc xử lý hình sự là không cần thiết. Các bên nên tự thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì phải xem xét một số nội dung sau: 

    - Tỷ lệ thương tích của người bị té.

    - Lỗi của các bên trong vụ việc này.

    Theo như trình bày, thì bên bị hại cũng có lỗi.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 09:50:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc cha mẹ tặng cho con QSDĐ mặc dù tài sản này có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng vì wbạn được tặng cho riêng nên đây là tài sản riêng của bạn. Thủ tục tặng cho tiến hành tại cơ quan công chứng.

    Vì đây là tài sản riêng của bạn nên sau này nếu ly hôn thì người chồng không có quyền đối với tài sản này. Còn việc xây dựng nhà trên đất này thì bạn nên thỏa thuận trước với chồng rằng tiền bỏ ra xây dựng là tiền riêng của bạn. Trong trườn hợp này, sau khi xây dựng xong cần làm thủ tục cập nhật hoặc cấp mới GCN cần giấy cam kết của chồng rằng đây là tài sản riêng của bạn. Có như vậy thì phần nhà sau này chồng bạn khó có cơ hội tranh chấp.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 09:43:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo điều 313 BLTTDS thì thành phần tham gia phiên họp giải quyêt việc dân sự, bao gồm: Tòa án, đại diện VKS, Người yêu cầu, người liên quan. Nếu thiếu một trong các thành phần trên thì phiên họp không diễn ra. Nếu người yêu cầu vắng mặt lần thứ 2 mà không có lý do chính đáng thì Tòa án đình chỉ vụ việc. Người liên quan vắng mặt lần thứ 2 mà không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn giải quyết vụ việc.

    Như vậy, trường hợp Tòa án giải quyết việc ly hôn mà không giử giấy triệu tập cho bạn là sai. Bạn có thể làm đơn gửi Tòa án cấp Tỉnh (nếu cấp huyện giải quyết sơ thẩm) để giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    21/03/2015, 09:52:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu người đàn ông sống chung với bà của bạn trước ngày 03/01/1987 mặc dù giữa 2 người không có đăng ký kết hôn thì đây vẫn được pháp luật công nhận là quan hệ hôn nhân (hôn nhân thực tế). Nếu như vậy, thì người đàn ông nàt thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn nên ông ấy được hưởng di sản.

    Trường hợp giữa 2 người không có ĐKKH và chung sống với nhau sau ngày 03/01/1987 thì không được coi là hôn nhân và người đàn ông này không được hưởng di sản từ bà của bạn.

    Muốn tìm hiểu tài sản mà bạn để lại, bạn có thể tới UBND cấp xã hoặc cấp huyện để xin trích lục giấy tờ nhà đất. Khi biết chính xác thì bạn có thể làm đơn tới UBND cấp xã để được giải quyết (hòa giải). Nếu các bên không thỏa thuận được thì khởi kiện ra Tòa án.

    Thân chào. 

  • Xem thêm     

    03/02/2015, 04:11:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc có được tại ngoại hay không và khung hình phạt thế nào còn tùy thuộc vào thái độ của người phạm tội. 

    Bạn nên đầu thú để hưởng khoan hồng.

    Trường hợp này có thể bạn sẽ bị xử phạt theo khoản 1 điều 138. Khung hình phạt này từ 6 tháng đến 3 năm.

    Nếu bạn có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 BLHS, có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt thì có khả năng được hưởng án treo.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    03/02/2015, 04:04:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     

    Nếu đúng như vậy thì anh trai bạn không phạm tội.

     

    Còn người bạn sẽ bị xử lý 2 tội theo điều 93 và 133 BLHS

    Điều 133.  Tội cướp tài sản 

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 93.  Tội giết người 

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a)  Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

    n)  Có tính chất côn đồ;

    o)  Có tổ chức;

    p)  Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

  • Xem thêm     

    03/02/2015, 03:58:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu đúng như vậy, thì anh trai anh không phạm tội.

    Người bạn sẽ bị xử lý theo điều 93 và 133 BLHS

    Điều 93.  Tội giết người 

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a)  Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

    n)  Có tính chất côn đồ;

    o)  Có tổ chức;

    p)  Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 133.  Tội cướp tài sản 

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 

    Tổng hợp 2 tội này nhẹ nhất là chung thân.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    26/01/2015, 10:58:23 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong quá trình giải quyết các cơ quan chức năng và sau đó là Tòa án (nếu có) sẽ xem xét lỗi của các bên. Nếu bên nhận làm dịch vụ có lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trường hợp này người phải thi hành án có tài sản thì bản án mới thi hành được (bạn sẽ được bồi thường). Trường hợp người thi hành án không có tài sản thì bạn sẽ không lấy lại được tiền.

    Thân chào

60 Trang «<3456789>»