Tư Vấn Của Luật Sư: NGUYỄN QUỐC THÀNH - lsnguyenquocthanh

Luật sư đã tư vấn:

  • Xem thêm     

    14/12/2024, 11:31:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Đối với trường hợp một người khi qua đời tài sản của họ sẽ được để thừa kế. Và những đối tượng thừa kế sẽ có hai diện là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, nếu người chết để lại di sản nhưng không có di chúc thì phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Hiện tại những người thừa kế theo pháp luật sẽ được chia thành ba hàng thừa kế như sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Và theo nguyên tắc chia thừa kế thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất là những người được thừa kế di sản đầu tiên. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Và nếu những người có quyền thừa kế không có thỏa thuận khác thì di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế cùng hàng.

    Như vây, đối với trường hợp của bạn sau khi ba của bạn mất thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứa nhất bao gồm; vợ; con (con đẻ, con nuôi); cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của ba bạn. Anh em ruột của ba bạn chỉ được nhận thừa kế khi nào không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Những người có quyền thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

    Bạn cần lưu ý thêm, nếu ông bà của bạn còn sống tại thời điểm bố của bạn mất thì ông bà của bạn vẫn thuộc đối tượng được hưởng thừa kế, và ở thời điểm hiện tại ông bà đã mất thì phần di sản mà ông bà bạn đáng ra được nhận khi còn sống sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn (là các chú)
     
    Nếu ông bà của bạn mất trước khi bố của bạn mất thì phần di sản của bố bạn chỉ chia cho mẹ của bạn, bạn và các anh/chị/em của bạn. 

    Căn cứ pháp lý tham khảo:

    - Điều 611 và Điều 613 Bộ luật dân sự 2015

    - Điều 649 đến Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

  • Xem thêm     

    06/12/2024, 08:51:31 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Liên quan đến nội dung bạn hỏi, về vấn đề thứ nhất: 

    Căn cứ Quy tắc số 8 tại Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành có đề cập:

    "Quy tắc 8. Thù lao

    Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý."

    Như vậy việc yêu cầu khách hàng trả khoản tiền phí bổ sung do tính chất phức tạp của vụ tranh chấp là hoàn toàn được phép nhưng phải giải thích rõ cho khách hàng căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao và ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về mức thù lao, chi phí cho khách hàng.

    Vì vậy xét trong trường hợp này Luật sư đã làm rõ cách tính chi phí căn cứ vào tình chất phức tạp của vụ tranh chấp, có ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nên trường hợp này không vi phạm đạo đức luật sư về xác định thù lao.

    Tuy nhiên tại Quy tắc số 9 có đề cập:

    "Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

    ...

    9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.

    9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng."

    Như vậy việc lợi dụng thông tin biết được về việc để yêu cầu thêm mức phí là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên xét trong trường hợp này thông tin luật sư biết được chỉ là "diện tích đất chênh lệch giữa thực tế và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều khả năng chỉ là do sai sót của cơ quan nhà nước khi tiến hành đo vẽ số liệu". Tức có nghĩa thông tin này chưa được xác thực, cần phải xác minh thông qua nhiều tài liệu, chứng cứ và nghiệp vụ của luật sư nên việc yêu cầu thêm mức phí do sự việc phức tạp để xác minh tình tiết này là hoàn toàn có cơ sở.

    Do đó tóm lại theo tình huống trên, việc luật sư yêu cầu thêm chi phí phức tạp của vụ việc khi đã giải thích rõ căn cứ yêu cầu, ghi rõ mức phí cho khách hàng là không vi phạm đạo đức hành nghề luật sư.

    Về vấn đề thứ hai:

    Căn cứ quy định tại Quy tắc số 15 có đề cập:

    "Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

    ...

    15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

    15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;

    15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.

    15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;

    15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;

    15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;

    15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;

    15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6."

    Theo đó nếu trường hợp vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ thì Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc.

    Tuy nhiên ở đây phải xác định là khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ. Còn trường hợp của mình hai vụ việc không liên quan đến nhau cho nên Luật sư tiếp nhận là không vi phạm Quy tắc số 15 này.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    05/12/2024, 03:27:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với nội dung bạn nêu có 02 hướng giải quyết:
     
    - Khởi kiện hành chính yêu cầu hủy 1 phần giấy chứng nhận cấp sai (do có phần diện tích đất của ông B trong giấy chứng nhận QSDĐ của ông A). Ở đây, muốn khởi kiện hành chính thì phải chứng minh được trong quá trình cấp giấy chứng nhận có sự sai sót của cơ quan nhà nước (tại bất kỳ 01 bước nào trong quá trình). Việc khởi kiện hành chính thì thực hiện theo quy định về tố tụng hành chính. Tuy nhiên, nếu như theo thông tin của bạn nêu năm 2021 đã biết về việc giấy chứng nhận cấp sai nhưng tới thời điểm bây giờ chưa khởi kiện nếu xét về thời hiệu khởi kiện hành chính thì đã hết thời hiệu rồi (theo Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015).
     
    - Khởi kiện dân sự tranh chấp về quyền sử dụng đối với diện tích đất của ông B trong giấy chứng nhận cấp cho ông A. Và người bị kiện ở đây là ông A. Ông C sẽ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, không khởi kiện hợp đồng chuyển nhượng. Lưu ý khi khởi kiện thì yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông C.
     
    Thông tin trao đổi cùng bạn!  
  • Xem thêm     

    30/11/2024, 03:27:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Căn cứ Khoản 7 Điều 39 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất:

    "Điều 39. Miễn tiền thuê đất

    Việc miễn tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Luật Đất đai được thực hiện như sau:

    ...

    7. Đối với trường hợp được miễn tiền thuê đất mà không phải làm thủ tục đề nghị miễn tiền thuê đất và không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền thuê đất được miễn theo quy định tại khoản 3 Điều 157 Luật Đất đai thì khi làm thủ tục cho thuê đất cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm thống kê, tổng hợp các trường hợp được miễn tiền thuê đất. Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm và được miễn tiền thuê đất một số năm theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trước thời điểm hết thời hạn 06 tháng được miễn tiền thuê đất, người sử dụng đất phải đi làm thủ tục để xác định và thu, nộp tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.

    Trong quá trình thực hiện, cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện người đã được miễn tiền thuê đất không đáp ứng điều kiện để được miễn tiền thuê đất thì cơ quan, người có thẩm quyền gửi cơ quan có chức năng quản lý đất đai để phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, xác định việc đáp ứng các điều kiện về ưu đãi miễn tiền thuê đất.

    Trường hợp người đã được miễn tiền thuê đất không đáp ứng điều kiện để được miễn tiền thuê đất thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi việc miễn tiền thuê đất và chuyển thông tin cho cơ quan thuế để phối hợp tính, thu, nộp số tiền thuê đất phải nộp (không được miễn) theo chính sách và giá đất tại thời điểm Nhà nước ban hành quyết định cho thuê đất và khoản tiền tương đương với tiền chậm nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế."

    Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm và được miễn tiền thuê đất một số năm theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 103/2024/NĐ-CP thì trước thời điểm hết thời hạn 06 tháng được miễn tiền thuê đất, người sử dụng đất phải đi làm thủ tục để xác định và thu, nộp tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.

    Trân trọng. 

  • Xem thêm     

    30/11/2024, 02:38:59 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Hiện nay về quy định, bạn có thể tham khảo tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn như sau:

    1. Ưu tiên đầu tư kinh phí của Trung ương và địa phương từ các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 01 phòng/nhóm, lớp và đáp ứng yêu cầu kiên cố hóa trường lớp học.

    2. Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em

    - Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học.

    - Phương thức thực hiện

    Hằng năm, cùng với thời điểm dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào số trẻ em hiện có, cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định tại khoản 2 Điều này lập dự toán theo quy định gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    Theo đó, có thể thấy rằng quy định không đặt ra điều kiện trường bắt buộc phải bố trí bao nhiêu trẻ mới được hưởng chính sách này, thay vào đó quyền lợi trên sẽ dành cho một số đối tượng, ví dụ như những Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    22/11/2024, 03:34:31 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Theo đó, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đủ tiêu chuẩn tuyển quân và không thuộc trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: 
     
    "1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
    ...
    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;"
     
    Như vậy, để được tạm hoãn bạn phải là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Bạn cần liên hệ với UBND cấp xã để được hỗ trợ thêm về việc xác nhận nội dung nêu trên. Đồng thời liên hệ với Ban chỉ huy quân sự cấp xã hướng dẫn cho mình các thủ tục tiếp theo bạn nhé. 
     
    Thông tin trao đổi cùng bạn!  
     
  • Xem thêm     

    19/11/2024, 04:46:09 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Trước hết, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến luật sư, với nội dung trên Luật Sư xin tư vấn cho bạn như sau:

    Hiện nay theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Điều kiện công nhận văn bằng, cụ thể:

    "3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:
     
    a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
     
    b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

    Như vậy, dựa trên thông tin bạn cung cấp, kể cả bạn có học trực tuyến mà văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp vẫn được công nhận khi đáp ứng quy định cụ thể:

    Thứ nhất, phải là chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo.

    Thứ hai, đảm bảo thêm một trong hai điều kiện sau đây: (1) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam; (2) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

    Thông tin gửi đến bạn. 

  • Xem thêm     

    14/11/2024, 04:37:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 
     
    Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Theo đó, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đủ tiêu chuẩn tuyển quân và không thuộc trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: 
     
    "1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
    ...
    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;"
     
    Như vậy, để được tạm hoãn bạn phải là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Bạn cần liên hệ với UBND cấp xã để được hỗ trợ thêm về việc xác nhận nội dung nêu trên. Đồng thời liên hệ với Ban chỉ huy quân sự cấp xã hướng dẫn cho mình các thủ tục tiếp theo bạn nhé. 
     
    Thông tin trao đổi cùng bạn,
     
    Trân trọng! 
  • Xem thêm     

    09/11/2024, 10:34:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

    Theo đó con nuôi của người chết vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản. Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký."

    Theo đó để được xác định là con nuôi hợp pháp thì việc nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Và căn cứ Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:

    "Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi

    1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi."

    Như vậy đăng ký việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật này thì mới được xem là con nuôi hợp pháp để có thể hưởng di sản thừa kế. 

    Vì vậy trong trường hợp của mình, người bố chưa làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, chưa được cơ quan nhà nước cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận thì chưa đủ điều kiện xác nhận là con nuôi hợp pháp, do đó không đủ điều kiện để hưởng di sản thửa kế theo pháp luật với phần di sản người bố để lại bao gồm cả quyền sử dụng đất.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    09/11/2024, 09:50:02 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Trường hợp này cần xác định, việc nhập lãi vào số tiền gốc bản chất là thỏa thuận chuyển đổi khoản tiền lãi phải trả thành khoản vay mới, dẫn đến làm tăng giá trị tiền gốc của khoản vay ban đầu.

    Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lãi nhận được từ việc cho vay là thu nhập chịu thuế TNCN.

    Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

    Trường hợp này, bên đi vay không trả khoản lãi trực tiếp bằng tiền cho cá nhân cho vay là thực hiện chi trả bằng hình thức thỏa thuận nhập khoản lãi vào khoản tiền gốc để hình thành khoản vay mới với giá trị tiền gốc tăng lên.

    Do đó, theo ý kiến của Luật sư, mặc dù không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng trường hợp này vẫn được xem là cá nhân đã nhận khoản tiền lãi nên cá nhân vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi đã nhập vào khoản tiền gốc cho vay.