Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ hành kinh?

Chủ đề   RSS   
  • #618279 17/01/2025

    Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ hành kinh?

    Đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đã được Công ty giảm 01 giờ làm việc/ngày. Vậy trong những ngày hành kinh có được nghỉ thêm 30 phút không (ngày hành kinh lao động nữ được giảm thời gian làm việc 1 giờ 30 phút)? 

    chính tả, tiêu đề
     
    45 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuyennguyen150388 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/01/2025)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618307   21/01/2025

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần
    Lawyer

    Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ hành kinh?

    Chào bạn,

    Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019: "4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

    Thứ hai, tại khoản 3, 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

    "Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

    3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

    ...

    a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

    b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

    c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

    4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

    a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

    b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

    c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ."

    Như vậy, có thể thấy chế độ "nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ" và chế độ "nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi" là hai chế độ riêng biệt. Trong trường hợp người lao động thỏa điều kiện của từng chế độ thì vẫn được hưởng quyền lợi của mình, tức là vẫn được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc (thời gian hành kinh) và nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc (trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi).

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenquocthanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/01/2025)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: