Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đoàn Khắc Độ - lskhacdo

3 Trang <123>
  • Xem thêm     

    04/08/2023, 01:02:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp các vấn đề pháp lý sau đây:

    1. Lãi suất thỏa thuận 3%/tháng là không phù hợp với quy định của pháp luật

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

    Theo quy định trên thì lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

    Theo thông tin bạn cung cấp, anh T và chị H thỏa thuận lãi suất 3%/tháng (tương đương 36%/năm) là vượt quá 20%/năm (vượt 16%/năm).

    Do đó phần lãi suất vượt quá (16%/năm) sẽ không có hiệu lực; chỉ có hiệu lực phần 20%/năm.

    2. Chị H phải trả cho anh T tổng số tiền bao nhiêu?

    Theo thông tin bạn cung cấp thì chị H đã vi phạm thỏa thuận vay với anh T.

    Chị H phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh T theo quy định tại khoản 1 và điểm b, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015.

    “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Cụ thể chị H phải tra cho anh T các khoản tiền sau đây:

    a) Tiền gốc: 900 triệu đồng

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn:

    Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì ngoài khoản tiền gốc thì chị H còn phải trả cho anh T số tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả.

    Lãi suất vay theo hợp đồng là 20%/năm, tương đương 1,66%/tháng. (Phần vượt quá 16%/năm không tính). 

    Thời gian chậm trả là 6 tháng (tính từ cuối tháng 06/2020 - ngày hết hạn trả nợ đến thời điểm khởi kiện cuối năm 2020) là 06 tháng.

    Số tiền lãi trên nợ gốc quá hạn là:

    150% x 1,66%/tháng x 900 triệu x 06 tháng = 134.460.000 đồng

    Lưu ý:

    Anh T đã nhận khoản tiền lãi 3%/tháng = 36%/năm trong 02 năm, tương đương khoản tiền 648.000.000 đồng. Số tiền này phải được trừ đi phần vượt quá (16%/năm) vào nợ gốc.

    Số tiền phải trừ là: 16% x 900 triệu x 02 = 288.000.000 đồng

    Vậy, tính đến thời điểm khởi kiện, chị H phải trả cho anh T tổng số tiền là:

    900.000.000 đồng + 134.460.000 đồng - 288.000.000 đồng = 746.460.000 đồng.

    Các số liệu tính toán trên đây chỉ mang tính tương đối, trên cơ sở thông tin bạn cung cấp; và chỉ tạm tính đến thời điểm khởi kiện. Thực tế tố tụng thì số tiền lãi yêu cầu được tính đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm.  

    Ngoài các quy định của pháp luật nêu trên, bạn có thể tham khảo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để hiểu chi tiết.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    04/08/2023, 11:52:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.

    Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Bộ luật Lao động 2019 quy định về số năm đóng BHXH, tuổi nghỉ hưu cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là như nhau, không phân biệt quy mô doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vừa; chỉ phân biệt lao động nam và lao động nữ.

    Về số năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu:

    Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    “Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019”.

    Về tuổi nghỉ hưu:

    Theo quy định tại khoản 2, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    Lưu ý: Tuổi nghỉ hưu nêu trên là áp dụng cho người lao động trong điều kiện bình thường. Đối với người lao động làm việc trong điều kiện khác thì bạn thảm khảo thêm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

    Trao đổi thêm:

    Theo Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện nhận lương hưu giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm. Tuy nhiên Luật này mới chỉ là dự thảo, chưa được thông qua; dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    04/08/2023, 08:52:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về trình tự cấp giấy phép lao động thì:

    Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động phải nộp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

    Như vậy, Công ty ở TP.HCM được quyền đăng ký giấy phép lao động cho người Trung Quốc làm việc ở Hải Phòng. Hồ sơ đăng ký giấy phép lao động được nộp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng.

    Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

    Bạn cần tham khảo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép lao động; những trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động; điều kiện, hồ sơ, trình tự cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài để được rõ hơn.

    Thân.

     

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 01:23:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Việc Công ty thỏa thuận với người lao động sẽ nghỉ đồng loạt không lương 1 ngày/tuần là thuộc trường hợp nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 3, Điều 115 Bộ luật động 2019.

    Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp nghỉ không hưởng lương không được giải quyết chế độ ốm đau.

    Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

    c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Vậy, trường hợp của bạn nêu trên sẽ không được hưởng chế độ ốm đau theo điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    Thân.

     

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 12:53:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Điều 113. Nghỉ hằng năm

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.

    Theo quy định nêu trên thì chỉ có hai trường hợp người lao động được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ hàng năm, đó là trường hợp do thôi việc, bị mất việc.

    Do đó, trường hợp sau 03 năm cộng dồn mà người lao động không dùng hết phép năm thì những ngày chưa nghỉ không được cộng qua năm thứ tư và cũng không được thanh toán tiền lương.

    Trao đổi thêm: Đối với Bộ luật Lao động 2012, tại khoản 1 Điều 114 quy định: Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    Đến Bộ luật Lao động 2019 thì quy định “thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ” đã bãi bỏ.

    Thân. 

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 12:13:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề của bạn hỏi rất phức tạp về mặt pháp luật và về thực tiễn giải quyết. Tôi xin giải đáp như sau:

    1. Thứ nhất: Cần xác định đây là loại tranh chấp gì?

    Theo thông tin bạn cung cấp thì đây là tranh chấp về đặt cọc để đảm bảo việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Còn việc cho mượn đất để làm nhà thì thực chất là thỏa thuận giao tài sản (quyền sử dụng đất) khi đặt cọc, trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng.

    Việc đặt cọc xác lập vào năm 2004, thời điểm này Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực thi hành. Theo Điều 363 Bộ luật Dân sự 1995 thì:

    “Điều 363. Đặt cọc

    1- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    2- Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện, thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

    Theo quy định nêu trên thì việc đặt cọc phải lập thành văn bản.

    Theo thông tin bạn cung cấp, bà L và bà T thỏa thuận đặt cọc bằng miệng, là trái quy định nêu trên.

    2. Thứ hai, bà T phải gửi đơn đến cơ quan nào để giải quyết?

    Như đã nêu ở trên, đây là tranh chấp thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất . Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

    Vì vậy, bà T phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bà L cư trú để giải quyết theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35; điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Lưu ý: Về thực tiễn xét xử, trường hợp này có nhiều quan điểm khác nhau, cũng có Tòa án xác định tranh chấp này có đối tượng là bất động sản, nên chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    3. Thỏa thuận đặt cọc bằng miệng có hiệu lực, có kiện được hay không?

    Như đã nói ở trên, thỏa thuận đặt cọc bằng miệng là trái quy định của pháp luật. Trường hợp này là giao dịch dân sự không phù hợp về mặt hình thức. Khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ yêu cầu các bên tranh chấp hoàn thiện hình thức của giao dịch cho phù hợp của pháp luật.

    Tuy nhiên, để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thì bắt buộc bà T phải cung cấp những tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh quyền và lợi ích của bà T bị bà L xâm phạm, theo quy định tại khoản 5, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Trường hợp bà T không có bất kỳ tài liêu, chứng cứ gì về việc xác lập giao dịch đặt cọc, nhận tiền, cho mượn đất, mà chỉ nói miệng, thì Tòa án không có cơ sở để thụ lý giải quyết.

    Thân. 

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 11:11:41 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi xin giải đáp như sau:

    1. Về Quỹ đền ơn đáp nghĩa

    Theo Điều 173, Điều 176 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP thì:

    Điều 173. Mục đích hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

    1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho người có công, thân nhân người có công và hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.

    2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

    Điều 176. Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

    Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa bao gồm: cá nhân, các cơ quan, đơn vị và tổ chức trừ đối tượng quy định tại Điều 178 Nghị định này.

    Theo quy định nêu trên thì Quỹ đền ơn đáp nghĩa mang tính chất vận động ủng hộ mà không bắt buộc.

    Tuy nhiên, với tinh thần đền ơn đáp nghĩa thì cá nhân, tổ chức, cơ quan đều hưởng ứng tích cực để xây dựng quỹ.

    2. Về Quỹ về người nghèo

    Theo quy định tại Điều 6, khoản 1, Điều 8 Quyết định số 1198/QĐ-MTTW-ĐCT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thì:

    Điều 6. Đối tượng vận động, xây dựng Quỹ

    Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước (trừ các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 9 và hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).

    Điều 8. Quỹ có các nguồn thu sau

    1. Các khoản thu từ sự đóng góp tự nguyện bằng tiền, hiện vật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; viện trợ quốc tế.

    Theo các quy định nêu trên thì việc đóng Quỹ vì người nghèo là tự nguyện mà không bắt buộc.

    Tuy nhiên, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách thì mặc dù không bắt buộc nhưng Quỹ cũng được hưởng ứng tích cực, rộng rãi từ cá nhân, tổ chức, cơ quan.

    3. Về Quỹ bảo trợ trẻ em

    Theo Điều 1 Quyết định số 1216/QĐ-LĐTBXH ngày 23 tháng 09 năm 2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì:

    Điều 1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Như vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam xây dựng từ việc vận động các nguồn tài trợ mà không bắt buộc phải đóng.

    Tuy nhiên, mặc dù không bắt buộc phải đóng, nhưng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cũng được xã hội hưởng ứng đóng góp rất rộng rãi.

    Thân.

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 10:33:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp bạn hỏi, tôi giải đáp các vấn đề pháp lý như sau:

    1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    “1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

    a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    “a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Như vậy, bạn chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên.

    2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

    Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 thì, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

    Như vậy, trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động (nghỉ việc) không đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

    3. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 thì, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn phải có nghĩa vụ sau đây:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    4. Về vấn đề có được hưởng BHXH hay không?

    Hiện nay pháp luật không có quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì không được hưởng BHXH.

    Do đó, bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHXH trong những năm bạn đã đóng BHXH. Tuy nhiên, bạn phải yêu cầu Công ty thực hiện trách nhiệm chốt sổ BHXH cho bạn để bạn thực hiện thủ tục về hưởng quyền lợi BHXH.

    Thân. 

  • Xem thêm     

    02/08/2023, 11:34:24 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tôi giải đáp trường hợp của bạn như sau:

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 48 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì: Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    “Điều 48. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp

    3. Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.”
     

    Do đó, dù Công ty bên bán có thay đổi tên, thay đổi con dấu thì quyền và nghĩa vụ của Công ty đó đối với hợp đồng mua bán đã ký với Công ty bạn vẫn không thay đổi.

    Vì vậy, không cần phải làm phụ lục hợp đồng khi bên bán thay đổi tên doanh nghiệp.

    Thân. 

  • Xem thêm     

    02/08/2023, 10:55:30 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn có hai vấn đề pháp lý như sau:

    1. Trường hợp ngừng việc do sự cố điện:

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp của bạn là ngừng việc do sự cố về điện mà không do lỗi của Công ty. Bạn được hưởng lương ngừng việc theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    “Điều 99. Tiền lương ngừng việc

    3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

    a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

    b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

    2. Trường hợp Công ty thông báo làm bù vào ngày Chủ nhật:

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì Nội quy lao động quy định nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật. Do đó, Công ty thông báo cho bạn làm bù vào ngày Chủ nhật là thuộc trường hợp làm thêm giờ.

    Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì bạn sẽ được tính lương thêm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200% theo đơn giá tiền lương hoặc lương thực trả.

    Thân.

  • Xem thêm     

    09/09/2019, 11:19:42 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    Nếu việc bạn ủy quyền cho bên thừ 2 là hợp pháp (bên thứ 2 hội đủ điều kiện để điều khiển xe) thì bên thứ 2 phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật giao thông, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn, trừ trường hợp bạn và bên thứ 2 có thỏa thuận khác.

    Trường hợp bạn ủy quyền cho bên thứ 2 không đủ điều kiện điều khiển xe (không có giấy phép lái xe hoặc say xỉn,...), gây tai nạn đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì có thể bạn vi phạm Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

    Thân mến.

  • Xem thêm     

    12/08/2019, 05:59:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2012 thì: "Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động ....".

    Căn cứ quy định trên thì bạn không được giữ lương để cấn trừ tiền người lao động tạm ứng.

    Trường hợp người lao động cố tình không quyết toán, thì Công ty xem Nội quy lao động có căn cứ để xử lý kỷ luật không? Tôi nghĩ có nhiều cách để xử lý trường hợp này. Tùy theo quy định của Cty mà bạn chọn cách xử lý phù hợp.

    Chúc bạn thành công.

  • Xem thêm     

    06/08/2019, 05:53:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo nội dung bạn trình bày thì giữa bạn và bên cho vay có ký hợp đồng vay. Do đó, các bên phải tuân thủ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Bạn có nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng. 

    Trường hợp bạn không trả tiền gốc, lãi đúng theo thỏa thuận thì Bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Đây là tranh chấp dân sự, nên chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan chính quyền không có thẩm quyền giải quyết.

    Việc anh bạn hứa trả lãi cho bạn nhưng không thực hiện, đó là việc của bạn và anh bạn. Anh bạn không có liên quan đến hợp đồng vay giữa bạn và bên cho vay.

    Chúc bạn gặp nhiều thuận lợi.

  • Xem thêm     

    12/10/2018, 10:06:13 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    Theo khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm thì: "Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp."

    Như vậy, sau này bạn đi làm lại thì thời gian 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đây được cộng dồn vào các lần đóng sau để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

    Mến chào.

  • Xem thêm     

    02/10/2018, 11:21:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    1. Việc Công ty giữ bằng gốc của bạn là vi phạm điều cấm của pháp luật (khoản 1, Điều 20 BLLĐ).

    2. Điều khoản hợp đồng "phạt 20 triệu nếu nghỉ không báo trước" là trái pháp luật, không có giá trị pháp lý.

    3. Nếu chưa hết thời hạn hợp đồng 02 năm mà bạn muốn nghỉ việc thì phải có căn cứ theo Điều 37 BLLĐ hoặc có thỏa thuận với Công ty. Nếu bạn báo trước trước 30 ngày mà việc nghỉ việc (đơn phương) không có căn cứ theo Điều 37 BLLĐ thì bạn đã đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật.

    Trường hợp đã hết thời hạn hợp đồng 02 năm thì bạn không cần phải báo trước.

    Nếu bạn đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật thì bạn cũng chỉ bồi thường nửa tháng lương và lương của những ngày không báo trước. Bạn không phải bồi thường 20 triệu (vì thỏa thuận này trái luật).

    Bạn nên làm việc với giám đốc Cty, yêu cầu trả bằng gốc. Nếu họ không trả thì bạn nhờ Phòng Lao động-Thương binh Xã hội  can thiệp. Hành vi giữ bằng gốc của người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 02:57:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau: 

    Trường hợp Cty thông báo cho nghỉ việc ngay ngày hôm sau mà người lao động đồng ý nghỉ việc, không khiếu nại gì, thì đây là trường hợp “thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ”. Cty không vi phạm luật.

    Thân mến.

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 02:48:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để có đầy đủ cơ sở trả lời thắc mắc của bạn, đề nghị bạn cho biết thêm là Cơ quan bạn là cơ quan nào? nhằm xác định viên chức hay là người lao động theo Bộ luật Lao động, từ đó mới có cơ sở xác định các chế độ khi nghỉ việc.

    Thân mến.

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 02:34:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau:

    Theo quy định của Bộ luật lao động, công việc từ 03 tháng trở lên thì phải ký hợp đồng LĐ bằng văn bản. Công việc dưới 03 tháng có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói.

    Theo quy định của Luật bảo hiểm 2014 thì hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc rồi.

    Do đó, nếu nhân viên làm việc từ 01 tháng trở lên, dù Cty chưa ký HĐLĐ cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho họ.

    Lưu ý: Việc không ký HĐLĐ cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Thân mến.

     

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 02:18:01 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau: 

    Theo thông tin bạn cung cấp thì Công ty A và Công ty B là hai pháp nhân độc lập. Bạn ký HĐLĐ với Công ty A thì bạn làm việc cho Cty A theo công việc thỏa thuận trong HĐLĐ.

    Cty A buộc bạn làm cả công việc của Cty B là trái pháp luật lao động.

    Bạn có thể gặp giám đốc Cty A để nói rõ vấn đề này.

    Nếu Cty A vẫn tiếp tục yêu cầu bạn làm việc cho Cty B thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 37 BLLĐ.

    Thân mến.

     

  • Xem thêm     

    05/07/2018, 11:00:55 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ - Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời như sau:

    Phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm trả lãi chậm thanh toán là hai chế tài độc lập. Áp dụng đồng thời vẫn được, phù hợp với pháp luật.

    Tuy nhiên, tôi lưu ý bạn vài điểm:

    - Không nên dùng từ “phạt” lãi chậm trả mà dùng thuật ngữ “trách nhiệm do chậm thanh toán”. Nếu dùng từ “phạt” sẽ dễ nhầm lẫn với “phạt vi phạm hợp đồng”.

    - Lãi chậm trả: có thể theo thỏa thuận hoặc theo luật. Nếu thỏa thuận thì cũng không vượt quá 20%/năm đối với khoản tiền chậm trả.

    Bạn có thể tham khảo các quy định sau:

    Điều 306 Luật Thương mại.

    Điều 357; Điều 468 Bộ luật Dân sự.

    Thân chào bạn.

     

3 Trang <123>