Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đoàn Khắc Độ - lskhacdo

2 Trang 12>
  • Xem thêm     

    13/10/2023, 09:38:37 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Cần phân biệt giữa Tiền lương và Mức lương.

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Theo quy định tại khoản 2, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Do vậy, NSDLĐ trả mức lương 3 triệu dưới mức lương tối thiểu là trái quy định của pháp luật.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    03/10/2023, 12:06:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Thắc mắc của anh, tôi giải đáp như sau:

    Theo khoản 1, Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì việc tinh giản biên chế cán bộ, công chức phải thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:

    - Có dôi dư cán bộ, công chức do sắp xếp đơn vị hành chính;

    - Cán bộ, công chức có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu;

    - Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.

    Anh sinh ngày 20/01/1970. Căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của anh là 62 tuổi; nghỉ hưu bình thường ở thời điểm tháng 01/2032.

    Theo quy định trên thì anh có thể xin nghỉ hưu sớm nhất (tối đa đủ 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu) ở thời điểm tháng 01/2022; và xin nghỉ hưu muộn nhất (tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu) ở thời điểm tháng 01/2027.

    Như vậy, nếu việc sáp nhập cơ quan của anh có làm dôi dư cán bộ, công chức và anh đã đóng 26 năm bảo hiểm xã hội bắt buộc thì việc anh xin tinh giản biên chế vào ngày 31/12/2024 là phù hợp với quy tại Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    27/09/2023, 10:17:37 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    1. Về câu hỏi: phụ cấp công vụ có được tính vào căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ, tiền trực ngày lễ tết không?

    - Theo quy định tại khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Điều 90. Tiền lương

    1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Theo quy định trên thì các loại phụ cấp cũng được tính vào tiền lương.

    - Về Tiền lương làm thêm giờ:

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 55 Nghị định 145/NĐ-CP thì: tiền lương làm thêm giờ được tính trên cơ sở tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường nhân với số % nhân với số giờ làm thêm. Trong đó, không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường bao gồm các loại phụ cấp, trong đó có phụ cấp công vụ.

    * Tiền lương làm thêm giờ, tiền trực ngày lễ tết đối với cán bộ, công chức hiện nay được áp dụng theo pháp luật về lao động, cụ thể là Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

    2. Về người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ tiền làm thêm giờ, tiền trực ngày lễ, Tết hay không?

    Chế độ về tiền lương làm thêm giờ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã vẫn được áp dụng theo các quy định của pháp luật về lao động nêu trên.

    Trực ngày lễ, Tết cũng là trường hợp làm thêm giờ.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    16/09/2023, 04:53:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    1. Về tạm đình chỉ công tác:

    Khoản 1, Điều 54 Luật Viên chức quy định:

    “Điều 54. Tạm đình chỉ công tác

    1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ”.

    Theo quy định trên thì việc xem xét quyết định tạm đình chỉ công tác chỉ đặt ra trong trường hợp người có dấu hiệu phạm tội được cho tại ngoại và có thể đi làm việc. Còn đã bị tạm giam thì có đi làm được đâu mà tạm đình chỉ công tác.

    2. Về xử lý khi kết thúc hợp đồng tập sự

    Tùy theo kết quả điều tra, truy tố, xét xử mà cơ quan có chấm dứt hợp đồng hay không.

    Trường hợp người đó có tội thì người đó sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc, hủy bỏ quyết định tuyển dụng theo khoản 1, Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

    “Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự

    1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật”.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    16/09/2023, 04:18:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Thông tư số 12/2023/TT-BNV chỉ có nội dung bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ nội vu ban hành trước đây; chứ không có quy định về việc tập sự hay là lương của giáo viên.

    1. Về việc tập sự

    Theo quy định tại khoản 5, Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì:

    Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm”.

    Trường hợp của bạn, nếu đã có thời gian công tác, được bố trí làm việc đúng ngành, nghề đào tạo,…; thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng thì bạn được miễn tập sự.

    2. Về hệ số lương

    Tùy theo bạn thuộc giáo viên hạng bao nhiêu thì sẽ xếp bậc lương tương ứng.

    Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT thì:

    “Điều 8. Cách xếp lương

    1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

    a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

    b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

    c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78”.

    Bạn xem quy định nêu trên để biết được hệ số lương tương ứng với hạng giáo viên của mình.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    16/09/2023, 02:38:39 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Một nguyên tắc xử lý kỷ luật là áp dụng pháp luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm để xử lý.

    Tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người này là công chức thì bắt buộc phải áp dụng quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đang có hiệu lực tại thời điểm này để xử lý.

    Không thể áp dụng quy định xử lý kỷ luật của viên chức để xử lý đối với công chức vi phạm.

    Vì bạn không cung cấp thông tin về thời điểm vi phạm của công chức, nên không xác định được Nghị định nào phải áp dụng để xử lý.

    Trường hợp tại thời điểm xảy ra vi phạm, nếu Nghị định 112/2020/NĐ-CP đang có hiệu lực thì áp dụng Nghị định này.

    Ngoài ra, bạn cũng xem thêm về thời hiệu xử lý kỷ luật, có hết thời hiệu chưa.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    15/09/2023, 01:20:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn khá chung chung, nên không có cơ sở trả lời cụ thể.

    Tôi chỉ trả lời như sau:

    Trước hết, bạn xem visa thăm thân là thăm ai?

    Có hai trường hợp:

    - Một là thăm vợ/chồng (khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019).

    - Hai là thăm người thân là thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (khoản 11, Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).

    Cả hai trường hợp này đều không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

    Trường hợp visa không thuộc một trong hai trường hợp trên thì bạn xem các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Từ đó xác định Sếp của bạn thuộc trường hợp nào.

    Khi bạn đã xác định được Sếp của bạn thuộc trường hợp nào thì bạn xem quy định tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP để xác định trình tự, thủ tục xác nhận người không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cũng như xác định cần có những giấy tờ gì cho trường hợp cụ thể của Sếp bạn.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    21/08/2023, 09:51:19 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Ông A xin chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) và Công ty đồng ý thì thuộc trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3, Điều 34 Bộ luật Lao động 2019.

    Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.

    Theo khoản 1, Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì ông A thuộc trường hợp thôi việc.

    Theo khoản 3, Điều 113, Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Điều 113. Nghỉ hằng năm

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    Như vậy, trường hợp của ông A phải xác định là ông A đã nghỉ hết phép năm chưa.

    Nếu ông A đã nghỉ hết phép năm thì ông A không được nhận tiền lương phép năm. Về nguyên tắc, số tiền Công ty đã thanh toán nghỉ phép năm thì ông A phải hoàn lại cho Công ty.

    Nếu ông A chưa nghỉ hết phép năm thì Công ty trả tiền lương cho ông A cho những ngày chưa nghỉ. Công ty tính toán trừ hoặc cộng thêm phần chênh lệch giữa số tiền Công ty đã trả phép năm và tiền phép năm của ông A được hưởng.

    Ông A bị bệnh hiểm nghèo thì ông A được hưởng chính sách bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    21/08/2023, 09:08:54 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Căn cứ khoản 2, Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT thì:

    Thời gian làm việc của giáo viên phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và 05 tuần hoạt động giáo dục (03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học).

    Theo công thức tính lương dạy thêm giờ thì: số tuần để tính lương dạy thêm giờ là số tuần dành cho giảng dạy (37 tuần) và số tuần dành cho các hoạt động giáo dục (05 tuần).

    Vậy, việc kế toán tính định mức 17 tiết x 42 tuần/năm = 714 tiết là đúng quy định.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    17/08/2023, 08:46:18 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Xin chào,

    Thắc mắc trên, tôi giải thích như sau: 

    Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ, chịu trách nhiệm trước chi bộ và cấp ủy cấp trên theo Quy định của Điều lệ Đảng.

    Bí thư chi bộ là Đảng viên, phải tuân theo Điều lệ Đảng, phải phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

    Như vậy, khi bí thư chi bộ điều chuyển (điều động) sang chi bộ khác thì bí thư chi bộ phải thực hiện theo đúng Quyết định điều chuyển (điều động).

    Còn việc bí thư chi bộ khi điều chuyển (điều động) sang chi bộ mới có giữ nguyên chức vụ hay không thì do cấp ủy cấp trên quyết định thể hiện trong Quyết định điều chuyển (điều động).

    Có thể tham khảo Điều lệ Đảng.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    10/08/2023, 01:34:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của anh/chị, tôi giải đáp như sau:

    Khi anh/chị đã đủ tuổi nghỉ hưu thì Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm đ, Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

    "Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    Quyết định nghỉ hưu mà Công ty gửi cho anh/chị chính là quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì về nguyên tắc, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì Công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, nhưng trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu; và thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Vậy, thời gian anh/chị tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì không được tính để trợ cấp thôi việc.

    * Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2009

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.

    Do đó, khi anh/chị nghỉ hưu vào ngày 31/07/2023 thì anh/chị được hưởng trợ cấp thôi việc đến ngày 01/01/2009 (không phải ngày 01/09/2009 như anh/chị nêu). Còn thời gian từ ngày 01/01/2009 đến ngày nghỉ hưu 31/07/2023 thì anh chị đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên không được trợ cấp thôi việc.

    Mến chào.

     

  • Xem thêm     

    07/08/2023, 04:14:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    1. Về tên gọi hợp đồng lao động

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì: Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

    Như vậy, Biên bản cam kết làm việc ký giữa bạn và quán cafe được coi là hợp đồng lao động.

    2. Biên bản cam kết ký sai thẩm quyền

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì: Thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp của bạn, thì chủ quán cafe mới là người có thẩm quyền ký Biên bản cam kết. Người chị ruột ký Biên bản cam kết (không có giấy ủy quyền hợp pháp) là trái thẩm quyền.

    3. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền

    Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động ký sai thẩm quyền sẽ vô hiệu toàn bộ.

    “Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu

    1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

    b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;”.

    Do vậy, Biên bản cam kết giữa bạn và quá cafe vô hiệu toàn bộ.

    Cách giải quyết:

    Bạn làm việc, trao đổi với chủ quán cafe yêu cầu họ ký lại Biên bản cam kết cho đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Thân mến.

     

  • Xem thêm     

    06/08/2023, 12:07:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Thắc mắc của chị, tôi xin giải đáp như sau:

    Theo thông tin chị cung cấp thì chị thuộc trường hợp người quản lý doanh nghiệp.

    Nếu chị có nhận tiền lương do Công ty trả (lưu ý là tiền lương hàng tháng, chứ không phải nhận lợi nhuận của Công ty) thì chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    “Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”.

    Khi chị tham gia BHXH bắt buộc thì chị thuộc đối tượng áp dụng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    “Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

    Khi chị đã đủ tuổi nghỉ hưu thì chị vẫn được quyền tiếp tục làm việc, Nhà nước khuyến khích việc này, theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019.

    “Điều 148. Người lao động cao tuổi

    1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

    2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”

    Để chị được hưởng chế độ hưu trí thì chị phải đủ tuổi nghỉ hưu và phải tham gia BHXH từ 20 năm trở lên theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.

    Mến chào chị. 

  • Xem thêm     

    06/08/2023, 11:29:42 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp các vấn đề pháp lý sau đây:

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Người lao động phải được nghỉ hàng tuần. Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Và ngày nghỉ hàng tuần phải được ghi vào nội quy lao động.

    Theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Đây là quy định bắt buộc.

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì:

    “Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần”.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Công ty không được quyền yêu cầu người lao động làm việc vào ngày nghỉ bù và bố trí người lao động nghỉ bù vào ngày khác trong tháng.

    Trường hợp người lao động đồng ý làm việc vào ngày nghỉ bù thì thuộc trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. Người lao động được hưởng lương ít nhất bằng 200% theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

    Thân mến. 

  • Xem thêm     

    04/08/2023, 11:52:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.

    Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Bộ luật Lao động 2019 quy định về số năm đóng BHXH, tuổi nghỉ hưu cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là như nhau, không phân biệt quy mô doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vừa; chỉ phân biệt lao động nam và lao động nữ.

    Về số năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu:

    Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    “Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019”.

    Về tuổi nghỉ hưu:

    Theo quy định tại khoản 2, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    Lưu ý: Tuổi nghỉ hưu nêu trên là áp dụng cho người lao động trong điều kiện bình thường. Đối với người lao động làm việc trong điều kiện khác thì bạn thảm khảo thêm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

    Trao đổi thêm:

    Theo Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện nhận lương hưu giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm. Tuy nhiên Luật này mới chỉ là dự thảo, chưa được thông qua; dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Mến chào. 

  • Xem thêm     

    04/08/2023, 08:52:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi giải đáp như sau:

    Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về trình tự cấp giấy phép lao động thì:

    Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động phải nộp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

    Như vậy, Công ty ở TP.HCM được quyền đăng ký giấy phép lao động cho người Trung Quốc làm việc ở Hải Phòng. Hồ sơ đăng ký giấy phép lao động được nộp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng.

    Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

    Bạn cần tham khảo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép lao động; những trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động; điều kiện, hồ sơ, trình tự cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài để được rõ hơn.

    Thân.

     

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 01:23:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Việc Công ty thỏa thuận với người lao động sẽ nghỉ đồng loạt không lương 1 ngày/tuần là thuộc trường hợp nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 3, Điều 115 Bộ luật động 2019.

    Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp nghỉ không hưởng lương không được giải quyết chế độ ốm đau.

    Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

    c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Vậy, trường hợp của bạn nêu trên sẽ không được hưởng chế độ ốm đau theo điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    Thân.

     

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 12:53:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Điều 113. Nghỉ hằng năm

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.

    Theo quy định nêu trên thì chỉ có hai trường hợp người lao động được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ hàng năm, đó là trường hợp do thôi việc, bị mất việc.

    Do đó, trường hợp sau 03 năm cộng dồn mà người lao động không dùng hết phép năm thì những ngày chưa nghỉ không được cộng qua năm thứ tư và cũng không được thanh toán tiền lương.

    Trao đổi thêm: Đối với Bộ luật Lao động 2012, tại khoản 1 Điều 114 quy định: Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    Đến Bộ luật Lao động 2019 thì quy định “thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ” đã bãi bỏ.

    Thân. 

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 11:11:41 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thắc mắc của bạn, tôi xin giải đáp như sau:

    1. Về Quỹ đền ơn đáp nghĩa

    Theo Điều 173, Điều 176 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP thì:

    Điều 173. Mục đích hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

    1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho người có công, thân nhân người có công và hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.

    2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

    Điều 176. Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

    Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa bao gồm: cá nhân, các cơ quan, đơn vị và tổ chức trừ đối tượng quy định tại Điều 178 Nghị định này.

    Theo quy định nêu trên thì Quỹ đền ơn đáp nghĩa mang tính chất vận động ủng hộ mà không bắt buộc.

    Tuy nhiên, với tinh thần đền ơn đáp nghĩa thì cá nhân, tổ chức, cơ quan đều hưởng ứng tích cực để xây dựng quỹ.

    2. Về Quỹ về người nghèo

    Theo quy định tại Điều 6, khoản 1, Điều 8 Quyết định số 1198/QĐ-MTTW-ĐCT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thì:

    Điều 6. Đối tượng vận động, xây dựng Quỹ

    Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước (trừ các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 9 và hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).

    Điều 8. Quỹ có các nguồn thu sau

    1. Các khoản thu từ sự đóng góp tự nguyện bằng tiền, hiện vật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; viện trợ quốc tế.

    Theo các quy định nêu trên thì việc đóng Quỹ vì người nghèo là tự nguyện mà không bắt buộc.

    Tuy nhiên, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách thì mặc dù không bắt buộc nhưng Quỹ cũng được hưởng ứng tích cực, rộng rãi từ cá nhân, tổ chức, cơ quan.

    3. Về Quỹ bảo trợ trẻ em

    Theo Điều 1 Quyết định số 1216/QĐ-LĐTBXH ngày 23 tháng 09 năm 2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì:

    Điều 1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Như vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam xây dựng từ việc vận động các nguồn tài trợ mà không bắt buộc phải đóng.

    Tuy nhiên, mặc dù không bắt buộc phải đóng, nhưng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cũng được xã hội hưởng ứng đóng góp rất rộng rãi.

    Thân.

  • Xem thêm     

    03/08/2023, 10:33:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp bạn hỏi, tôi giải đáp các vấn đề pháp lý như sau:

    1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    “1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

    a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    “a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Như vậy, bạn chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên.

    2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

    Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 thì, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

    Như vậy, trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động (nghỉ việc) không đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

    3. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 thì, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn phải có nghĩa vụ sau đây:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    4. Về vấn đề có được hưởng BHXH hay không?

    Hiện nay pháp luật không có quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì không được hưởng BHXH.

    Do đó, bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHXH trong những năm bạn đã đóng BHXH. Tuy nhiên, bạn phải yêu cầu Công ty thực hiện trách nhiệm chốt sổ BHXH cho bạn để bạn thực hiện thủ tục về hưởng quyền lợi BHXH.

    Thân. 

2 Trang 12>