Chào bạn!
* Thứ nhất, Việc sao y, chứng thực phải được thực hiện từ bản chính, do vậy các văn bản sao y bản chính, trích sao bệnh án không được chứng thực.
* Thứ hai, hiện nay pháp luật quy định tại Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về các trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính, bao gồm:
- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
- Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
Chưa có văn bản pháp luật nào hệ thống được các văn bản không được chứng thực, tuy nhiên theo thực tế và một số văn bản khác, thì có một số loại văn bản sau cũng không được chứng thực mà thực hiện theo một hình thức khác:
1. Bản án của Tòa án: Hiện nay việc sao Bản án của Tòa án được thực hiện thông qua việc cấp trích lục theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự .
2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …). Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.
3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …
Trân trọng!