Luật sư Vũ Thị Hiên tư vấn về việc Quyền định đoạt đối tài sản chung, riêng vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #347774 01/10/2014

    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Luật sư Vũ Thị Hiên tư vấn về việc Quyền định đoạt đối tài sản chung, riêng vợ chồng

    Nội dung câu hỏi:

    1. Mẹ tôi muốn làm di chúc trước cho tôi về căn nhà của gia đình tôi đang ở - tài sản chung của ba mẹ tôi, cái này chỉ tôi và mẹ tôi biết. Như vậy có được không? Hay là phải có sự đồng ý của ba tôi.

    2. Mẹ tôi có một số vốn riêng, phải làm sao để chỉ mình tôi thừa kế số vốn đó của mẹ tôi. Kính xin quý báo chỉ giúp cho mẹ con tôi.

    Trả lời:

    1.Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”

    Tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”;

    Như vậy theo quy định trên thì mẹ bạn không có quyền định đoạt toàn bộ căn nhà mà gia đình bạn đang ở cho bạn, bà chỉ có quyền định đoạt ½ căn nhà này. Do vậy, để được toàn quyền định đoạt, sử dụng căn nhà này thì phải có sự đồng ý của bố bạn, tức là bố mẹ bạn sẽ cùng làm di chúc để định đoạt để lại căn nhà này cho bạn.

    2. Vì bạn không cung cấp cụ thể vốn riêng này là gì? Và hình thành như thế nào?

    Nếu bạn muốn được hưởng toàn bộ số vốn đó thì bạn phải được mẹ di chúc cho bạn, tuy nhiên để có thể định đoạt số vốn này, mẹ anh phải có chứng cứ chứng minh đó là nguồn mẹ bạn có trước hôn nhân hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, ví dụ như: sổ tiết kiệm gửi trước thời kỳ hôn nhân, hay được ai đó tặng cho riêng tiền có hợp đồng thỏa mãn các quy định của pháp luật – theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì : “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này”.

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 04/10/2014 09:55:46 CH sửa tiêu đề

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    5186 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    Luatduongkhoiminh (22/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #347773   01/10/2014

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Luật sư Vũ Thị Hiên tư vấn luật trên báo Dân Trí: "Quyền được thăm con sau khi ly hôn?"

    Vợ chồng anh trai tôi ly hôn, chị dâu tôi giành được quyền nuôi con. Nguyện vọng của anh tôi là mỗi tuần được đón con về chơi một ngày, song bên gia đình chị dâu không đồng ý. Chị dâu tôi làm vậy đúng hay sai? (Hồ Thị Cẩm Vân, Email: camvan267@gmail.com).

    Tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

    Theo quy định nêu trên thì anh trai bạn có quyền được thăm nom con sau khi ly hôn. Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định chi tiết cụ thể về việc thăm nom con như thế nào. Trường hợp, nếu anh bạn muốn được đón cháu 1 tuần một lần thì anh trai và chị dâu bạn nên thỏa thuận tại Tòa án về việc nêu trên. Khi Tòa án đã ghi nhận sự thỏa thuận thì chị dâu bạn có nghĩa vụ phải chấp hành theo quyết định đó.

    Mặt khác, chị dâu bạn cũng không có quyền được cản trở anh trai bạn thăm nom con, trừ trường hợp chị ấy chứng minh được anh trai bạn lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, việc cản trở này chỉ được thực hiện khi có quyết định của Tòa án.

    Như vậy, nếu sau khi ly hôn mà chị dâu bạn có hành vi cản trở việc thăm nom con của anh trai bạn thì anh trai bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc chị dâu bạn phải chấm dứt hành vi cản trở quyền thăm nom con của anh trai bạn.

     

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    Luatduongkhoiminh (22/12/2017)
  • #347769   01/10/2014

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Làm sao để được ly hôn nhanh tại quận Hai bà trưng, Hà Nội

    Tôi và chồng kết hôn năm 2009, hiện có 02 con chung, tài sản gồm 02 bất động sản tại Trần Khát Chân, vậy làm sao để được ly hôn

    Đọc giả: Nguyễn Tiến Anh, hai bà trưng, Hà Nội

    Trả lời:

    Để được giải quyết nhanh chóng thủ tục thì hai bạn phải yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn. Có nghĩa là hai bạn phải thống nhất được vấn đề nuôi con, chia tài sản, chấm dứt quan hệ vợ chồng.

    Thủ tục kéo dài 1,5 tháng.

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Điện thoại: 0904 680383

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    Luatduongkhoiminh (22/12/2017)