LUẬT SƯ với KIỂM SÁT VIÊN ai “TO” hơn?

Chủ đề   RSS   
  • #390522 03/07/2015

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    LUẬT SƯ với KIỂM SÁT VIÊN ai “TO” hơn?

    Rảnh rổi sinh nông nổi nên bà con cô bác cho em hỏi ngu tí: Luật sư bào chữa cho bị cáo với KIỂM SÁT VIÊN thì ai “TO” hơn?

    Em hỏi vậy vì mấy năm qua suy nghĩ mãi chuyện này mà không ra:

    Trong phiên tòa hình sự thì KIỂM SÁT VIÊN giữ vai trò “buộc tội” còn LUẬT SƯ bào chữa cho bị cáo giữ vai trò “gỡ tội”, lẽ ra 02 người này phải ngồi ngang hàng nhau nhằm thể hiện đúng vị trí của họ.

    Tuy nhiên, trên thực tế KIỂM SÁT VIÊN lại ngồi cao hơn LUẬT SƯ bào chữa cho bị cáo một bậc.

    Chẳng lẽ KIỂM SÁT VIÊN “TO” hơn LUẬT SƯ…mà “TO” hơn thì làm sao đảm bảo được tính “cân bằng” trong xét xử…

    Bà con cô bác giải đáp giúp em với…

    Trân trọng cảm ơn!

     
    37040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #390524   03/07/2015

    anh nào "to" hơn? hahahahaha

    lót dép ngồi hóng  kết quả

     
    Báo quản trị |  
  • #390526   03/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    Đó là kết quả của tư tưởng bảo thủ, quan liêu. Đặt nhà nước là sự chính xác tuyệt đối mà quên mất rằng phấn đấu của nhà nước là sự công bằng. Chẳng ai to hơn ai, chỉ có người nào giỏi hơn người nào mà thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #390547   03/07/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Kiểm sát viên là Ông trời con nên ổng to hơn...:-P

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #390573   03/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Điều này tùy vào từng trường hợp cụ thể chứ không thể nói chung chung được.

    Nếu như hình trên thì 2 luật sư to bằng hoặc to hơn kiểm soát viên. Muốn biết chính xác thì phải cân: ai nặng hơn thì chắc là to hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (04/07/2015)
  • #390612   04/07/2015

    DinhHung.GiaLai
    DinhHung.GiaLai

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Qua các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật TTHS cho thấy:

    Người bào chữa nói chung và luật sư nói riêng thì họ là người tham gia tố tụng, còn Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Như vậy chủ thể Kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư có địa vị pháp lý khác nhau. Kiểm sát viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, thay mặt Nhà nước thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, còn người bào chữa, Luật sư không phải là người được Nhà nước bổ nhiệm mà là người của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được tổ chức đó cử đi thực hiện nhiệm vụ từng vụ việc theo yêu cầu của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng khác. Do đó địa vị pháp lý của Kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư khác nhau. Kiểm sát viên đại diện cho quyền lực Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ do Nhà nước giao, còn người bào chữa thì đại diện cho một tổ chức xã hội nghề nghiệp và người tham gia tố tụng khác thực hiện nhiệm vụ do tổ chức của mình giao và người tham gia tố tụng ủy thác bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều đó cho thấy địa vị pháp lý của Kiểm sát viên cao hơn người bào chữa và Luật sư.

    Do vậy, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự Kiểm sát viên và người bào chữa, Luật sư không ngồi cùng vị trí ngang bằng.

    Mặt khác tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự ngoài chức năng thực hành quyền công tố (Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Điều 37 Bộ luật TTHS) thì Kiểm sát viên còn thực hiện nhiệm vụ do Luật tổ chức VKSND và Bộ luật TTHS quy định Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của người tham gia tố tụng trong đó có cả người bào chữa và Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #391794   12/07/2015

    bigkool
    bigkool

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    DinhHung.GiaLai viết:

    Qua các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật TTHS cho thấy:

    Người bào chữa nói chung và luật sư nói riêng thì họ là người tham gia tố tụng, còn Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Như vậy chủ thể Kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư có địa vị pháp lý khác nhau. Kiểm sát viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, thay mặt Nhà nước thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, còn người bào chữa, Luật sư không phải là người được Nhà nước bổ nhiệm mà là người của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được tổ chức đó cử đi thực hiện nhiệm vụ từng vụ việc theo yêu cầu của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng khác. Do đó địa vị pháp lý của Kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư khác nhau. Kiểm sát viên đại diện cho quyền lực Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ do Nhà nước giao, còn người bào chữa thì đại diện cho một tổ chức xã hội nghề nghiệp và người tham gia tố tụng khác thực hiện nhiệm vụ do tổ chức của mình giao và người tham gia tố tụng ủy thác bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều đó cho thấy địa vị pháp lý của Kiểm sát viên cao hơn người bào chữa và Luật sư.

    Do vậy, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự Kiểm sát viên và người bào chữa, Luật sư không ngồi cùng vị trí ngang bằng.

    Mặt khác tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự ngoài chức năng thực hành quyền công tố (Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Điều 37 Bộ luật TTHS) thì Kiểm sát viên còn thực hiện nhiệm vụ do Luật tổ chức VKSND và Bộ luật TTHS quy định Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của người tham gia tố tụng trong đó có cả người bào chữa và Luật sư.

    Dinhung.GiaLai đã giải thích đầy đủ như vậy rồi còn thắc mắc gì nữa.

    Còn nếu muốn xem ai TO hơn thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp và căn cứ vào thể trạng (chỉ số chiều cao, cân nặng) của từng người, thì sẽ biết ai to ai bé. :|

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390630   04/07/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Kiểm sát Viên là đảng viên của VKS nhân dân...còn LS chỉ là người kiếm cơm gạo...có thắng hay thua gì cũng lảnh tiền đủ trước rồi...Tội cho dân đen ....mích lòng trước đặng lòng sau...đọc xong có kẻ nhảy đổng ....( như nước đổ vô h...)

    Tôi chúa ghét Luật sư vào tranh luận mà cầm tài liệu....LS có tránh nhiệm cao phải soan sẳn tài liệu...vừa tranh luân vừa đưa chứng cứ...giơ lên...như vậy HĐXX mới ớn LS bào chửa...

     

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 04/07/2015 01:23:27 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    XuanLanVo (12/10/2020)
  • #390655   04/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Ban đầu đọc cái tiêu đề của bạn phamthanhhuu, chữ  “TO” viết in hoa trong ngoặc kép nữa chứ, mình lại tưởng bạn có ý nghĩa bóng gió gì, cũng có ý nghĩ gần giống với bạn hungmaiusa

    Mình cũng từng thắc mắc như bạn, vài lần tham dự phiên tòa mình cảm nhận vai trò của Luật sư bị mờ nhạt, họ không có tiếng nói bằng Kiểm sát viên, trong khi như bạn nói Kiểm sát viên – người buộc tội và Luật sư – người gỡ tội => 2 người này phải có vị trí ngang nhau chứ nhỉ?  

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (04/07/2015) XuanLanVo (12/10/2020)
  • #390660   04/07/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Câu hỏi nghe hơi có gì đó buồn cười, nhưng nó phản ánh một cách nhìn nhận thực tế. 

    Nói KSV buộc tội còn LS gỡ tội là không chính xác, vì có LS cũng tham gia vào quá trình buộc tội hoặc gỡ tội. Tùy đối tượng thân chủ đang ở vị thế nào!

    Hai vị trí, hai công việc, chức năng nhiệm vụ khác nhau thì phải lấy tiêu chí nào ra để so sánh mới được. 

    Không phải cứ người nhìn xuống là to, người nhìn lên là nhỏ!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #390664   04/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn but chi.

    Không thể so sánh 2 đại lượng khác nhau mà không quy đổi ra điểm chung. Không thể nói mét và kilogam cái nào quan trọng hơn. Tuy vào việc sử dụng vào mục đích gì để biết cái nào quan trọng hơn: để đo thì mét quan trọng hơn; để cân thì kilogam quan trọng hơn.

    Kiểm soát viên (bỏ qua chức năng đại diện VKS để kiểm sát) là người bảo vệ cáo trạng của VKS khi truy tố.

    - Cáo trạng có thể truy tố nhiều người và xem xét truy tố cụ thể từng người có phạm tội hay không (4 cấu thành tội phạm);  

    - tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; nhân thân của từng bị cáo và vai trò của từng bị cáo trong vụ án.  

    Luật sư bào chữa là người bác bỏ cáo trạng của VKS.

    - Có thể bác bỏ cáo trạng đối với nhiều người (có lợi ích không mâu thuẩn) hoặc chỉ một bị cáo là có phạm tội hay không (chỉ cần chứng minh 1 trong 4 cấu thành tội phạm không đúng)

    - Tình tiết tăng nặng có đúng hay không? tình tiết giảm nhẹ có đủ hay không? nhân thân có lợi đã nêu đủ hay chưa?

    Trong tố tụng, nếu KSV làm tốt và đầy đủ thì không thể có luật sư giỏi vì không còn đất diễn; nếu KSV làm không đúng, cẩu thả nên có nhiều sai sót thì vai trò của luật sư sẽ rất quan trọng và nổi bật.

    Cả 2 đều chỉ có 2 cuốn sách chính để sử dụng: luật hình sự và TTHS nên nói chung chẳng có ông nào to cả vì phải làm theo luật; luật là to nhất.

    Trong thực tế, đối vụ án phức tạp và nhiều bị cáo quá thì KSV sẽ dễ bị "hở sườn" và luật sư có nhiều đất diễn hơn.

    Xét về nhiệm vụ thì nhiệm vụ của KSV nặng nề hơn, khó khăn hơn và nhiều ...sai sót hơn. Đây là điều tất nhiên của quy luật "làm nhiều, sai nhiều" chứ rất ít có KSV kém cỏi và chất lượng không đều như luật sư.

    Khi học ở HVTP (khi còn đào tạo KSV) thì thẩm phán và VKS học rất cực và nghiêm túc như quân đội; khác hẳn với bên luật sư là học bình thường, chơi chủ yếu vì LS không tốt nghiệp khóa này thì tốt nghiệp khóa sau; Học KSV, TP thì ngân sách trả nếu rớt thì bị kiểm điểm, kỷ luật và mất giấc mơ được bổ nhiệm. Do đó, tính ở mức trung bình thì kết quả học và chất lượng được đào tạo của KSV, TP tốt hơn luật sư nhiều. 

    Khi học ở học viện tư pháp, ở môn hình sự thì tôi được may mắn (bị bắt buộc) đóng vai KSV khi diễn án, nên hiểu vất vã của KSV ở phiên tòa: một mình phải nghe và phản bác lại ý kiến của nhiều luật sư; Với các quan điểm không thống nhất của luật sư của các bị cáo trong vụ án có vai trò giống nhau: LS nói vô tội; LS nói phạm tội khác; người nói thêm tình tiết giảm nhẹ và áp dụng điều 47; người nói vi phạm tố tụng hoặc chưa là rỏ vấn đề a,b, c ... đề nghị trả hồ sơ, nói chung là đủ cả.

    Chưa hết, ls của bị hại thì yêu cầu ngược lại là khung đó không đúng phải khung khác nặng hơn, bồi thường nhiều hơn...  có ls còn đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại vì sót người, sót tội...

    Nói tóm lại, KSV vô cùng vất vả nếu không biết cách làm (diễn án thôi). Sau khi diễn vài lần thì tôi yêu cầu:

    - Đề nghị các luật sư đưa cáo trạng cho KSV xem để có căn cứ chấp nhận ý kiến của LS. Sau đó, lấy ý kiến của bên này và đáp bên kia: ví dụ: LS bị hại có ý kiến gì về ý kiến của ls bị cáo là bị cáo không phạm tội không? hoặc LS bị cáo có ý kiến gì về ý kiến của ls bị hại là phạm tội có tổ chức hay không? hoặc ls bị hại nói đó là đầu thú chứ không phải tự thú thì ls bị cáo có ý kiến gì hay không? Tất nhiên là luật tố tụng không cho KSV sử dụng cách này nhưng với lập luận là không được đào tạo làm KSV nên cứ làm bừa. Nói vậy để thấy là không phải kiểm soát viên kém và ls giỏi mà chỉ vì KSV làm nhiều việc hơn. Trái lại, không thể nói ls kém vì không cải gì được với KSV mà chỉ vì KSV nói trước (buộc tội) nếu họ nói đầy đủ và chặt chẻ; đồng thời xem xét đúng đủ các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì ls "thua".

    -Khó khăn lớn nhất khi diễn án với vai trò KSV là bị các luật sư "gài bẫy", sáng LS bị cáo dẫn đi uống cà phê, ăn sáng rồi giành trả tiền. Trước lúc diễn án thì nói có gì lát nữa mầy "chấp nhận ý kiến bảo vệ của tao" để nhỏ H, nhỏ K ... nể tao một chút, chứ đừng bác hết. Do đó khi vào diễn án thì cố mà chấp nhận quan điểm của nó "một phần" dù đập đầu người ta gần chết thì chỉ là cố ý gây thương tích chứ không phải giết người và ý kiến của luật sư quá sắc sảo, thể hiện nghiên cứu kỹ tình huống và nắm vững kiến thức pháp luật. Hậu quả là phần nhận xét của thầy là KSV chưa phân biết được giết người với cố ý gây thương tích; có tổ chức hay không; không phân biệt được khắc phục hậu quả với nộp lại tiền do phạm tội mà có... dù lần diễn trước đã mắc sai lầm này. Với bộ mặt buồn bả, uất ức và cắn rứt (không vì nghĩa diệt thân) thì chắc chắn chiều đó có một chầu lẩu dê

    Nói tóm lại,

    - Nói chung, mỗi vị trí có một chúc năng riêng, dù là một con ốc trong bộ máy thì vẫn quan trọng và không thể thiếu. Khi bô phận nào thiếu thì sẽ thấy là bộ phận đó quan trọng mà thôi. 

    - Nói riêng, KSV nói KSV là quan trọng; luật sư nói ls là quan trọng. Bị cáo nói không có bị cáo thì các vị ắn cháo chứ không có cơm ăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #390665   04/07/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Tôi hỏi lại các luật sư tham gia trả lời câu hỏi nầy?

    --- KSV  tham gia vụ án với tính cách ĐƯỢC MỜI ( ngồi trên LS và ngang hàng HĐXX tất cả đều là đảng viên)

    --- Luật sự  tham gia vu án phải làm đơn xin ( ngồi dưới ngang hàng với Bị cáo chỉ là cơm gạo )

    Ai nói LS có quyền hạng bằng KSV và HĐXX là Ngụy Biện nếu khg muốn nói là kém hiểu biết... thực tế  HĐXX và KSV  được dự xử trù bị trước khi đưa ra phiên XX công khai...kết quả thì 100%  đúng như phiên XX trù bị.

    Đó là điều khg thể chối cải...

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 04/07/2015 07:33:39 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #390778   06/07/2015

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Chào em,

    Anh đồng ý với quan điểm của em. Mặc dù hình thức không quyết định tất cả nhưng không phải ngẫu nhiên người ta sắp đặt như vậy, cái này thể hiện là chưa quan tâm vai trò Luật sư trong phên tòa. Bàn thân luật sư có khi ngang vành móng ngựa muốn nhìn lên chủ tọa có khi ngước mắt lên, hỏi vậy sao mà có sự coi trọng vai trò luật sư được.

    Mong rằng sau này cải cách tư pháp xem xét lại có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.

    Ls Nguyễn Trường Hồ

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #391826   13/07/2015

    lshoanghuynh
    lshoanghuynh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2015
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Tp. Đà Nẵng đã áp dụng hình thức Ls và Ksv ngồi ngang hàng và được phần lớn trong dư luận đồng tình..

    Nhiều ý kiến nói đấy là hình thức nên không quan trọng. Theo tui thì hình thức đã không chỉnh chu thì người ngoài không muốn nghĩ đến nội dung nữa cũng như nói tố tụng không quan trọng bằng nội dung. Các Ls nói riêng và người làm luật nói chung trong ban dự thảo LTTHS vẫn tích cực góp ý kiến (đấu tranh) cho cái hình thức này là để làm gì?? Còn về vị thế thì chắc chắn HĐXX là Too nhất. Còn 2 ông Ls và Ksv, bên buộc bên gỡ thì ngồi ngang nhau cộng vs thư ký ngồi giữa trông cái hình chụp nhìn đẹp hơn hẳn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #391853   13/07/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Câu trả lời chính thức là không có ông nào to hơn ông nào cả bởi vì hai ông làm việc cho hai tổ chức khác nhau.

    Nếu so sánh tương đối thì đôi khi ông luật sư ổng to hơn vì có khi ổng là trưởng văn phòng luật sư nên ổng có quyền quyết định tất cả chứ còn ông kiểm sát viên đôi khi chỉ là "nhân viên quèn" trong phòng kiểm sát phải tuân chỉ lệnh của trưởng phòng, của cấp trên.

    Nếu ở phiên tòa thì ông KSV chỉ ngồi cao hơn chứ ổng cũng không to hơn vì ổng cũng đâu có chỉ đạo được ông luật sư.

    Nhưng việc ổng được ngồi cạnh, ngồi gần, ngồi ngang quan tòa lại cho thấy, về hình thức, ổng thân cận, gần gũi, ngang bằng với ông tòa hơn nên chắc ông tòa khi xét xử sẽ phải quan tâm hơn ý kiến của ổng. Cái này nhất quyết phải xóa bỏ để bảo đảm hình ảnh công bằng, khách quan của buổi xét xử.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (13/07/2015) lshoanghuynh (13/07/2015)
  • #391868   13/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Unjustice viết:

     

    Câu trả lời chính thức là không có ông nào to hơn ông nào cả bởi vì hai ông làm việc cho hai tổ chức khác nhau.

    Nếu so sánh tương đối thì đôi khi ông luật sư ổng to hơn vì có khi ổng là trưởng văn phòng luật sư nên ổng có quyền quyết định tất cả chứ còn ông kiểm sát viên đôi khi chỉ là "nhân viên quèn" trong phòng kiểm sát phải tuân chỉ lệnh của trưởng phòng, của cấp trên.

    Nếu ở phiên tòa thì ông KSV chỉ ngồi cao hơn chứ ổng cũng không to hơn vì ổng cũng đâu có chỉ đạo được ông luật sư.

    Nhưng việc ổng được ngồi cạnh, ngồi gần, ngồi ngang quan tòa lại cho thấy, về hình thức, ổng thân cận, gần gũi, ngang bằng với ông tòa hơn nên chắc ông tòa khi xét xử sẽ phải quan tâm hơn ý kiến của ổng. Cái này nhất quyết phải xóa bỏ để bảo đảm hình ảnh công bằng, khách quan của buổi xét xử.

     

     

    Chuẩn không cần chỉnh. 

    Chỉ bổ sung: ông nào được trả lương cao hơn trong 1 phiên tòa thì ông đó quan trọng hơn, to hơn.

    Ngoài ra, đối với vụ án hành chính thì có khi người xét xử (TP, KSV) ngồi trên nhưng không "to" bằng đương sự ngồi ở dưới.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 13/07/2015 12:39:12 CH
     
    Báo quản trị |