Mickeycute viết:
hungmaiusa viết:
Mickeycute viết:
Kính chào các luật gia!
Khi luật sư nhận đại diện, tham gia tố tụng, thì thông thường chúng ta thấy họ ghi họ với tư cách luật sư.
Ai nói như vậy bạn, bạn có gì chứng minh cho nhận định này hay không?
Em không có ạ :"
thanhlaw.phamlhn viết:
Đối với một vụ việc, vụ án, luật sư có thể tham gia với một trong hai tư cách: hoặc là người đại diện theo ủy quyền của đương sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Mỗi tư cách có địa vị pháp lý khác nhau được pháp luật quy định.
Khi nhận đại diện cho đương sự trong một vụ việc/vụ án hoặc tham gia tố tụng thì tùy thuộc vào tư cách tham gia là gì để xác định trong các văn bản, bản thân luật sư không thể tự ý quyết định việc ghi danh luật sư hay không.
Luật sư (cũng đồng thời là một công dân) làm sao mà không thể tự quyết việc ghi mình tham gia với tư cách gì hả luật gia ơi. Hoàn toàn được ạ
LuatSuDuongVanMai viết:
Mickeycute viết:
Kính chào các luật gia!
Khi luật sư nhận đại diện, tham gia tố tụng, thì thông thường chúng ta thấy họ ghi họ với tư cách luật sư. Nhưng có nhất thiết phải như thế không, bởi vì công dân hầu như cũng có các quyền mà luật sư có, vậy thì giả sử anh A là luật sư nhận đại diện, tham gia tố tụng cho người khác nhưng đại diện, tham gia tố tụng với tư cách công dân A, thì cũng có sao đâu nhỉ. Đôi khi công dân còn có nhiều quyền hơn và ít bị gò bó hơn (vì không cần phải tuân theo Luật luật sư). Hihi
Vậy tại sao cứ nhất quyết phải gắn chữ luật sư vào ạ.
Ai cho em xin ý kiến phản đối với.
Em xin cám ơn?
Luật sư có thể tham gia vụ án với tư cách người đại diện, đại diện cho người bị hai hoặc đại diện cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc tòa án gọi hoặc thể hiện trên các văn bản quyết định của mình như thế nào là do người ban hành văn bản đó.
Đối với việc làm đại diện ủy quyền trong vụ án hình sự thì không chỉ luật sư, người có đủ năng lực hành vi dân sự cũng có quyền nhận ủy quyền để tham gia giải quyết vụ án.
Thông thường chúng ta vẫn nghĩ tới luật sư bào chữa trong vụ án hình sự hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hại trong vụ án hình sự.
Đó là một số ý kiến tham gia thảo luận của tôi.
Luật gia nói hình như sai chỗ này nha. Ví dụ ông A là luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Ông A tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (TTDS, TTHC)/người bào chữa (TTHS) nhưng với danh nghĩa là công dân, không phải danh nghĩa luật sư, thì Tòa nào hoặc người nào dám ghi trong các văn bản tố tụng, quyết định, bản án rằng ông A là luật sư A?
Ông A là luật sư, nhưng ông A tham gia tố tụng với tư cách một công dân, thì hoàn toàn được, lại không bị gò bó theo những phạm vi điều chỉnh của Luật luật sư, luật khác có liên quan.
Thế tội gì phải nhất thiết nói mình là luật sư, xuất trình Thẻ luật sư để đăng ký bào chữa v.v... Cứ dùng CMND/CCCD là được thôi mà. Hihi hehe
Luật sư tham gia vụ án với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau:
Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
4. Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động;
d) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.
Giấy yêu cầu của đương sự có thể là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền được lập theo quy định.
Điều 76. Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
2. Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
3. Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
6. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70 của Bộ luật này.
7. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự được quy định như sau:
Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Như vậy người có thể tham gia vụ án với tư cách người đại diện cho đương sự sẽ gồm nhiều người hơn.
Luật sư có thể tham gia vụ án với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì luật sư thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo quy định tại Điều 86;
Luật sư tham gia vụ án với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự thì thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Khi ghi chép hồ sơ văn bản tố tụng, Tòa án có thể ghi người đại diện cho đương sự là luật sư ABC nào đó nhưng vị luật sư này không được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp vì vụ việc đó luật sư tham vụ án với tư cách người đại diện của đương sự.
Trường hợp luật sư tham gia vụ án với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì luật sư không được thực hiện quyền nghĩa vụ của người đại diện.
Khi luật sư tham gia vụ án với tư cách là người đại diện ủy quyền thì việc cơ quan tiến hành tố tụng ghi Luật sư hay không ghi Luật sư cũng không ảnh hưởng đến tư cách tham gia vụ án.
Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280
Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn
Lĩnh vực hoạt động:
1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van
2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung
3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung
4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac