Luật sư cho em hỏi về sự tổng hợp trong án hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #158319 30/12/2011

    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Luật sư cho em hỏi về sự tổng hợp trong án hình sự?

     Luật sư cho em hỏi về sự dồn tích (tổng hợp)

    Ví dụ mình trộm của 10 ngưòi, mỗi ngưòi 300.000 đồng, vậy có bị truy cứu hình sự vì đã phạm tội nhiều lần mới mức tổng hợp là 3 triệu đồng không? (10*300.000)

    Nếu không thì em không hỏi nữa

    nếu có thì cho em hỏi thêm

    Nếu mình đánh đấm 10 ngưòi, mỗi ngưòi 1 vài cái, thưong tích 2%/ngưòi. tại sao không bị tổng hợp là đánh ngưòi gây thưong tích 20% (2%*10 ngưòi)

    ??????

     

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/12/2011 12:24:16 SA font chữ lớn
     
    4053 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #158358   30/12/2011

    vietnguyenlaw
    vietnguyenlaw
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (224)
    Số điểm: 1572
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn,
    Khoản 1 điều 138 LHS có quy định:Dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    tương tự với câu hỏi thứ 2 của bạn.
    Như vậy, luật có cần sự dồn tích gì đó của bạn nữa không!? bạn tự nghiệm ra nhé!
    Thân chào,

    Nguyễn Văn Ninh

    Tel: 0932017127 | Mail: ninhnguyenlaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #158384   30/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi hiểu ý bạn muốn hỏi khi đưa ra trường hợp này:

    + Trường hợp thứ nhất, liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản. Ví dụ của bạn đưa ra 10 lần ăn trộm, mỗi lần 300.000 đ. Bạn sẽ bị truy cứu TNHS về hành vi trộm cắp với giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 3.000.000 đ (tổng của 10 lần) nếu thỏa mãn quy định sau đây:
    Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT... viết:
    5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:
    a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
    b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.
    c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.

    Hướng dẫn trên thực tế khá dễ hiểu, bạn có thể tham khảo chi tiết cùng một số ví dụ tại văn bản nguyên gốc (http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-lien-tich-02-2001-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-tai-chuong-XIV-Cac-toi-pham-xam-pham-so-huu-cua-Bo-luat-hinh-su-1999/48801/noi-dung.aspx )

    + Trường hợp thứ hai, liên quan đến hành vi đánh người gây thương tích. Đánh 10 người, mỗi người 2%, tổng cộng 20% thì bạn vẫn bị truy cứu TNHS theo điểm c, khoản 1, ĐIều 104, BLHS 1999. Vấn đề này cũng đã được hướng dẫn trong một nghị quyết của Hội đồng thẩm phán. Tôi sẽ trích quy định liên quan đến trường hợp của bạn:
    Nghị quyết số01/2006/NQ-HĐTP viết:
    3.2 Tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS
    a. "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" để xét xử bị cáo theo khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 của BLHS được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b, c và d tiểu mục 3.2 này.
    b. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:
    ...............................................................................
    b.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.
    ...............................................................................................

    Bạn tham khảo thêm ở văn bản gốc (http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-quyet-01-2006-NQ-HDTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-cua-Bo-luat-Hinh-su/12101/noi-dung.aspx )
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 30/12/2011 04:35:16 CH sửa link

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (31/12/2011) ketoana2 (10/12/2014)