Luật hình sự-phần quyết định hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #74229 20/12/2010

    blue_cactus

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2010
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật hình sự-phần quyết định hình phạt

    Mình có một bài tập tình huống muốn các bạn giúp:

    Ngày 20.7.2005 A điều kiển xe moto 100 phân khối trên đường (A đã có bằng lái). Do phóng nhanh,không làm chủ được tốc độ nên A đã làm chết 01 người vả bị đưa ra xét xử theo K1 Đ202 BLHS.


    Xét về nhân thân của A thấy rằng: ngày 30.7.2001, A đã bị kết án 2 năm tù vì tội có ý gây thương tích theo K1 Đ104 BLHS, bồi thường viện phí 235.000 đồng. Sau khi mãn hạn tù, ngày 20.5.2003 A đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại và đóng án phí. 


    Hãy xác định:    


    1. Vào thời điểm phạm tội mới a có coi là người đang có án tích không?


    2. Khi xét xử tội mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái hay tái phạm nguy hiểm không? Nếu có thì áp dụng trong định khung hay định tội?

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 20/12/2010 02:18:04 PM

    Nguyễn Quang Phương

    mail: quangphuong83@gmail.com

     
    11521 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74317   20/12/2010

    nguyenoanhneu
    nguyenoanhneu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 64. Đương nhiên được xóa án tích

    Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:

    1.            Người được miễn hình phạt.

    2.            Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIChương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

    c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

    d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

    Trong trường hợp này A vẫn chưa được xóa án tích nên khi phạm tội mới A bị coi là đang có án tích.

    Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

    Trường hợp phạm tội này là vi phạm điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. khung hình phạt là từ 6 tháng đến 5 năm không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, lỗi này không phải là lỗi cố ý nên A không bị coi là tái phạm

    Thân!!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #74580   21/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Theo t thì, ở đay trường hợp của A thuộc điểm b khoản 2 điều 64, nên chưa đến thời hạn xóa án tích.
    còn  A  thuộc trường hợp tái phạm do theo K! điều 49 BLHS thì :

    "Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý"

    Mà làm chết người do vi phạm các quy tắc điều khiển giao thông đường bộ đ202
    Mà chết người là nghiêm trọng rồi

    Trên đây là ý kiến chủ quan của mình. Xin ý kiến mọi người nhé!

    Trân trọng!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #74772   22/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Tình huống của #0072bc;">blue_cactus cần xác định như sau:

    1. A là người đang có án tích vào thời điểm phạm tội, bởi vì:

    A bị kết án 2 năm tù vào ngày 30/7/2001 về tội không thuộc Chương XI và Chương XXIV của BLHS, nên việc xóa án tích của A thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 BLHS.

    Bài tập không có các thông tin liên quan như A có bị tạm giữ, tạm giam trướ khi bị kết án hay không? A có được giảm thời gian chấp hành hình phạt hay không? Nên mặc nhiên phải xác định A chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 30/7/2003.

    Từ khi chấp hành xong hình phạt đến khi A phạm tội mới (20/7/2005) chưa đủ 3 năm. Chỉ cần thông tin này là đủ để xác định A chưa được đương nhiên xóa án tích mà không cần quan tâm đến các thông tin về việc A đã chấp hành xong các quyết định khác của bản án.

    2. A không bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, bởi vì:

    Tái phạm là:
    Đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    Tội phạm quy định tại Điều 202 BLHS luôn luôn là tội phạm được thực hiện bởi lỗi vô ý.
    A bị xét xử theo khoản 1 Điều 202 BLHS, không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng vì mức hình phạt cao nhất chỉ là 5 năm tù (xem Điều 8 BLHS).

    => A không tái phạm.

    Tái phạm nguy hiểm là:
    - Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    - Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

    A đã bị kết án theo khoản 1 Điều 104 BLHS: là lỗi cố ý nhưng không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    A mới chỉ có một tiền án nên không thể là "đã tái phạm".

    => A không tái phạm nguy hiểm.

    Vậy câu trả lời của #0072bc;">nguyenoanhneu
     là không phải bàn cãi, chỉ có điều bạn ấy chưa đề cập đến câu hỏi "có bị áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm hay không?".

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |