Luật góp vốn cho công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #440597 04/11/2016

    nguyettuong987654321

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật góp vốn cho công ty cổ phần

    kính chào luật sư!

    Tôi có tham gia góp vốn vào một công ty cổ phần(cổ đông sáng lập),tỉ lệ vốn góp là 15%,trên vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ.

    Vậy xin luật sư cho tôi hỏi:

    1/ khi tôi góp đủ số tiền 15% rồi thì tôi sẽ được nhận những giấy tờ gì để bảo đảm số tiền trước pháp lý(phòng ngừa khi Cty có sự cố).tôi sắp góp vốn nhưng lại không biết rõ luật về vấn đề này.

    2/sau 1 năm hoạt ,cty sẽ tăng vốn điều lệ lên,ví dụ:sang năm 2017 vốn điều lệ cty là 50 tỷ,thì số tiền vốn góp ban đầu 15% của tôi sẽ được tính dựa trên 15% của 5 tỷ hay là 15% của 50 tỷ(tôi là cổ đông sáng lập)

    Rất cảm ơn luật sư đã tư vấn cho tôi 

     
    19554 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440699   07/11/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư tư vấn như sau:

    1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp:

    2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

    Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

    Theo quy định tại Điều 121 Luật doanh nghiệp 2014:

    Điều 121. Sổ đăng ký cổ đông

    1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.

    2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

    c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

    d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

    đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

    3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

    4. Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông

    Theo quy định trên, khi bạn góp vốn thành lập công ty thì bạn sẽ ký tên trên danh sách cổ đông sáng lập và được ghi tên vào Sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông thể hiện toàn bộ danh sách cổ đông, thông tin từng cổ đông và số cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ.

    Ngoài ra bạn còn có quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo quy định tại Điều 114 và Điều 115 Luật doanh nghiệp.

    2. Khi công ty bạn tăng vốn Điều lệ lên 50 tỷ thì có 2 trường hợp:

    Thứ nhất, công ty tăng vốn mà bạn không góp thêm vốn (không mua thêm cổ phần chào bán) thì tỷ lệ vốn của bạn chỉ là 1,5 tỷ/50 tỷ tức là bạn chỉ còn 1,5%.

    Thứ hai, công ty tăng vốn mà bạn góp thêm vốn (mua thêm cổ phần chào bán) thì tỷ lệ của bạn sẽ là tổng số cổ phần của bạn/tổng số cổ phần của công ty (tổng số tiền bạn góp/50 tỷ).

    Trân trọng!

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
  • #440721   07/11/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn,

    Công ty luật LTD Kingdom địa chỉ tại Phòng 1936 tòa nhà HH4C, khu đô thị Linh Đàm, đường Nguyễn Hữu Thọ,  Hòng Mai, Hà Nội, xin trả lởi câu hỏi yêu cầu tư vấn như sau:

    1.     Việc đảm bảo giấy từ pháp lý của các cổ đông góp vốn đối với số vốn góp của mình: Theo pháp luật quy định, giấy tờ ghi chép và lưu giữ các thông tin liên quan đến cổ đông và các lần chuyển nhượng cổphần của các cổ đông trong công ty cổ phần là Sổ đăng ký cổ đông.

    Cụ thể, quy định tại Điều 121 Luật doanh nghiệp 2014:

    “1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.

    2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

    c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

    d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

    đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

    3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

    4. Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông”

    Như vậy, khi bạn góp vốn thành lập công ty cổ phần, bạn sẽ phải ký tên trong danh sách cổ đông của công ty và có tên trong Sổ đăng ký cổ đông.

     

    Quyền và nghĩa vụ của cổ đông được quy định rất cụ thể tại điều 114, điều 115 Luật doanh nghiệp 2014

    Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

    a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

    b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

    c) Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đôngtrong công ty;

    d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;

    đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

    e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

    g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

    2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

    a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

    b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

    c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

    d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

    đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

    a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

    b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

    c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

    Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc vềquyết định vượt quá thẩm quyền.

    4. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

    a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

    b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

    5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

     

    2.     Khi vốn điều lệ tăng, số tiền góp vốn ban đầu 15% của bạn (tương ứng 5 tỷ)

    So với vốn điều lệ mới là 50tỷ thì chỉ là 1.5%.

    Nếu muốn tăng phần trăm vốn góp của mình, buộc bạn phải góp thêm vốn vào công ty.

     

    Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ theo Hotline: 0988 265 333 (LS Thành Đạt) hoặc 0473 058 789 (Thục Trinh)

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lâm Sơn - CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

Mb: 04.6680.6683 - DĐ: 0982.976.486 - Email: lamsonlawyer@gmail.com