Luật Doanh Nghiệp _ Công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp ?

Chủ đề   RSS   
  • #58516 24/08/2010

    Luật Doanh Nghiệp _ Công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp ?

    Trong luật doanh nghiệp 2005, có đề cập các loại hình công ty TNHH, trong đó cho rằng, công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp. Vậy có trường hợp ngoại lệ không? Cho ví dụ minh họa. Những văn bản luật nào quy định về trường hợp ngoại lệ này. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi admin ngày 29/08/2010 10:36:20 PM Cập nhật bởi admin ngày 25/08/2010 01:33:31 PM Cập nhật bởi admin ngày 24/08/2010 05:02:22 PM Cập nhật bởi admin ngày 24/08/2010 11:46:30 AM
     
    38936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58561   24/08/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod


    theo điều 138 luật doanh nghiệp thì không có ngoại lệ.
    Cập nhật bởi admin ngày 25/08/2010 01:30:45 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #58578   24/08/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    ntdieu viết:

    theo điều 138 luật doanh nghiệp thì không có ngoại lệ.

    Bạn ntdieu ạ, vấn đề này bạn căn cứ vào điều 138 Luật doanh nghiệp 2005  là không đúng rồi. Chắc bạn đang muốn căn cứ vào điều 38 - Luật doanh nghiệp. Kể cả trong trường hợp bạn căn cứ vào điều 38 thì tôi cũng không đồng ý rằng việc chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của công ty TNHH là không có ngoại lệ. Các bạn có thể tham khảo thêm điều 62, Điều 66 của Luật doanh nghiệp sẽ có câu trả lời cho vấn đề này. Thân chào!
    Cập nhật bởi admin ngày 25/08/2010 01:31:51 PM Cập nhật bởi LawSoft04 ngày 25/08/2010 11:21:07 AM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #58611   25/08/2010

    lskhanh
    lskhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 468
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào các bạn,

    Tôi xin có một số ý kiến như sau: Theo điều 38 và điều 63 của LDN, thành viên góp vốn (hoặc chủ sở hữu công ty) chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty (hoặc vốn điều lệ công ty).

    Nói đến trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, thì theo tôi hoàn toàn không có ngoại lệ. Nếu đã chọn cách hoạt động theo loại hình công ty TNHH tức là trách nhiệm được giới hạn như nói ở trên, khác với một số loại hình doanh nghiệp mà thành viên (người góp vốn) chịu trách nhiệm vô hạn.

    Còn lại, tôi không hiểu ngoại lệ mà bạn ngoctrongtuyet nêu là gì.

    Trường hợp ngoại lệ mà bạn chaulevan đưa ra là vấn đề khác. Đó là trách nhiệm của thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty, các người quản lý công ty đối với công ty hoặc bên thứ ba khác do các hành vi sai quy định, vượt quá thẩm quyền quy định tại LDN, Bộ luật dân sự hoặc Điều lệ công ty. Dù các hành vi này có xảy ra, trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty đối với bên thứ ba vẫn không thay đổi.

    Vài ý kiến, mong mọi người trao đổi thêm. Thân.
    Cập nhật bởi admin ngày 25/08/2010 01:32:55 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59020   29/08/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,
    Theo tôi, khi nói trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn của doanh nghiệp, ta không chỉ xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, mà còn xem xét đến trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì khi ta nói một doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp có hành vi trái quy định, vượt quá thẩm quyền, khi đó, chủ sở hữu phải liên đới với công ty để chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trường hợp này, rõ ràng công ty không chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ  trong phạm vi vốn điều lệ của mình.
    Trên đây là ý kiến của tôi, mong mọi người trao đổi thêm.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #59473   02/09/2010

    luattrinhgia
    luattrinhgia

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào các bạn:
    Luật doanh nghiệp quy định rõ rồi mà, chủ sở hữu Công ty TNHH MTV hay thành viên của công tyTNHH 2 TV trở lên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn của mình cam kết góp vào DN (Điều 38,  khoản 1, tiết b - LDN 2005) với TNHH 2 TV trở lên và số vốn điều lệ của Công ty (điều 63, khoản 1- LDN 2005) với Công ty TNHH MTV.
    Khi có tranh chấp mà phía doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký hoặc cam kết góp vốn vào DN, ngoài ra không có ngoại lệ đối với DN.
    Còn loại hình DNTN thì chủ DN phải chịu TNVH đối với các nghĩa vụ của DN và CTHD thì thành viên hợp danh chịu TNVH với các nghĩa vụ của Công ty.
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #59500   03/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Theo quan điểm của mình thì cần phân định rõ trách nhiệm của công ty TNHH và trách nhiệm của chủ sở hữu công ty TNHH. Nó có những điểm giống nhau và khác nhau.
    Trách nhiệm của công ty chính là trách nhiệm của chủ sở hữu khi có sự cố xảy ra. Nhưng trách nhiệm của công ty chỉ tối đa bằng mức vốn chủ sở hữu còn trách nhiệm của chủ sở hữu có thể giới hạn trong mức vốn góp của mình trong vốn điều lệ hoặc cao hơn (như tình huống 2 dưới đây)

    1 - Nếu chủ sở hữu thành lập công ty TNHH và thực hiện kinh doanh theo đúng các qui định của pháp luật thì nếu có lỗ hoặc có hành vi nào gây thiệt hại cho các đối tác. Trách nhiệm gánh chịu các khoản nợ đó của chủ sở hữu chỉ giới hạn ở vốn góp vào doanh nghiệp. Trong trường hợp này công ty TNHH được xem như là một cái khiên chống đỡ cho chủ sở hữu đối với trách nhiệm thiệt hại gây ra. Nó đặt ra mức tối đa mà chủ sở hữu sẽ phải gánh chịu.

    2 - Trong một số trường hợp, nếu chủ sở hữu thành lập công ty dưới mục đích là sử dụng công ty như là một công cụ để lừa đảo, thực hiện hành vi sai trái (ví dụ huy động vốn trái pháp luật nhằm mục đích lừa đảo) thì trách nhiệm của chủ sở hữu sẽ không giới hạn ở số vốn góp vào công ty. Trong trường hợp này thì cái khiên công ty TNHH không có tác dụng vì nó đã được sử dụng để thực hiện một điều phi pháp.

    Hiểu rõ nội dung này để khi làm đơn khởi kiện thì bạn phải chọn đúng đối tượng để khởi kiện. Nếu khởi kiện công ty TNHH thì bạn chỉ có thể được đền bù trong phạm vi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn nếu khởi kiện chủ sở hữu doanh nghiệp thì mức đền bù có thể không bị giới hạn ở mức này.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #59537   03/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Mình thấy ý kiến của bạn Unjustice rất hay. Tuy nhiên, theo mình, trong Luật doanh nghiệp của chúng ta hiện nay (cả điều 38 và điều 63) đều không có một từ nào nói đến trách nhiệm của công ty. Chỉ nói đến trách nhiệm của chủ sở hữu công ty. Đó là thiếu sót của pháp luật hay là luật đồng nhất trách nhiệm của công ty với trách nhiệm của chủ sở hữu công ty? Chính vì vậy, nên trên thực tế, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng, nếu chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn mà có những hành vi trái pháp luật thì họ sẽ không được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy, trường hợp nào mà chủ sở hữu có hành vi trái với quy định của luật doanh nghiệp (rút vốn trực tiếp, rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn vv.) thì được coi là ngoại lệ của chế độ trách nhiệm hữu hạn.
    Cập nhật bởi admin ngày 04/09/2010 08:06:08 AM

    CV

     
    Báo quản trị |