Theo Điều 289 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là “nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Trong đó, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với “giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này”, bao gồm:
Giao dịch nhằm đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Trong việc xác lập, thực hiện va chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Chúng tôi thấy rằng, hành vi của người bạn đó là chủ đích cá nhân, được xác lập và thực hiện độc lập, không có sự tham gia của người vợ và cũng không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng như trên. Do vậy, người vợ không phải chịu trách nhiệm về việc trả lại xe cho bạn.
Về hành vi của người bạn bạn, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 1 Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Như vậy, bạn có thể gửi yêu cầu lên cơ quan điều tra để cơ quan điều tra xác định và làm rõ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.