Lo lắng về việc mẹ mất quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #117263 13/07/2011

    Honglieu84

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lo lắng về việc mẹ mất quyền nuôi con khi ly hôn

    Luật sư tư vấn giúp em với. Vợ chồng em lấy nhau được 4 năm. Tháng 8 này con em được 3 tuổi. Do bất đồng quan điểm càng ngày vợ chồng em càng mâu thuẫn, rạn nứt càng lớn không thể cứu vãn được. Gần đây hay mắng, chửi rủa em, đánh em nữa, tứ tức là đuổi em đi nhất định không cho ở, em ôm con đi chẳng may cháu bị ngã gãy tay. Giờ nhà chồng đón cháu về nhà nhưng nhất định không cho em ở đó.

    Em cũng xin bố mẹ và chồng cho em o lai vài hôm chăm con nếu thực sự k thể ở với nhau được thì vui vẻ chia tay. gia đình nhất định không cho em ở đó. Em sợ chồng đày đoạ đánh đập nên nhẫn nhịn ra đi đến ở tạm nhà em gái. Chồng muốn nuôi con, nhất định không cho em mang đi mà em cũng thế đi lấy chồng lãi mỗi đứa con, giờ em chẳngcòn gì để mất, em muốn hỏi liệu ra toà em có được quyền nuôi con không??? xin tư vấn giúp em với.
     
    4262 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #120748   29/07/2011

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:

    Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

    Trường hợp của bạn, con mới gần ba tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho bạn nuôii. Nếu để con hơn ba tuổi mới ly hôn  thì Tòa án sẽ xem xét và so sánh các điều kiện để cháu có thể phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần nếu ở với bố hoặc với mẹ. Do đó, bạn sẽ phải chứng minh bằng những căn cứ cụ thể.

    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    Trân trọng.

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư LÊ NGA

Mobile: 0915.939.333

Email: lengalawyer@gmail.com

---------

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG