Lấy lại ranh giới đất đã 20 năm?

Chủ đề   RSS   
  • #572229 11/06/2021

    tranthanh.hcm

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:11/06/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Lấy lại ranh giới đất đã 20 năm?

    Mình xin kể câu chuyện nhà mình, mong được các anh/chị/bạn luật sư tư vấn giải đáp

    Năm 1993 Nhà mình xây nhà, tuy nhiên nhà mình không xây sát ranh giới đất với nhà hàng xóm mà để 1 khoảng trống để mở cửa số (Ranh giới 2 nhà thẳng tắp), nhà xây cũng không song song với ranh giới mà hơi xéo tạo thành hình góc nhọn, nhà vẫn nằm trong đất thuộc sở hữu nhà mình. Đến năm 2000, nhà hàng xóm xây hàng rào, tuy nhiên hàng rào không thẳng tắp, mà gồm 2 đoạn, đoạn phía trước mặt tiền xây 1 khúc thẳng rồi bẻ ngang đầu nối vào tường nhà mình, đoạn phía sau cũng vậy. Hàng xóm xây như vậy để tiết kiệm, nhà mình thấy tường tạm, không bắt bẻ. Cả 2 nhà đều biết ranh giới là thẳng, và nhà mình đã để 1 khoảng trống ở đấy.

    Khoảng năm 2002-2004, nhà nước thực hiện vẽ lại sơ đồ nhà đất cả nước bằng tọa độ VN2000. Do có bức tường rào của hàng xóm xây nên cán bộ địa chính đã không thể đo vẽ chính xác, dẫn tới ranh giới thẳng tắp giờ bị gấp khúc 1 chỗ và đường thẳng bị lệch sang phía nhà mình 1 khoảng 15cm, làm diện tích hụt đi khoảng 10m2.

    Đến năm 2020 thì khi xin trích lục mới phát hiện, ranh giới mới tuy đã bị lệch, tuy nhiên vẫn để lại dấu vết của ranh giới cũ, và nhà mình hoàn toàn có thể chứng minh được ranh giới đúng ở đâu, qua hình dáng, diện tích của thửa đất và các vết tích cũ để lại. Tuy nhiên nhà hàng xóm thấy lợi nên không muốn giải quyết thương lượng, mà muốn ra chính quyền. bởi vì họ đã đập bức tường rào cũ, xây 1 nhà trọ sát ranh giới và lấn qua nhà mình, lấn cả ranh giới mới và cả ranh giới cũ.

    Các anh/chị/bạn cho mình hỏi. Giờ mình có thể hoàn toàn kiện họ vì đã lấn qua ranh giới, ít nhất là ranh giới mới, đã kiểm tra địa chính. Tuy nhiên, liệu mình có thể kiện để lấy lại ranh giới cũ được không? Xác suất thắng là bao nhiêu?

    Cám ơn anh/chị và các bạn rất nhiều.

     
    2481 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthanh.hcm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572233   11/06/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì nhà hàng xóm xây hàng rào, tuy nhiên hàng rào không thẳng và lấn sang đất của nhà bạn; do đó hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật đất đai theo Khoản 1 Điều 12  Luật đất đai năm 2013:“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

    Hiện nay diện tích thực tế đất của của gia đình bạn trên thực tế bị thiếu so với diện tích đất trước đây thì căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật đất đai năm 2013:

    “Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

    Như vậy, khi người sử dụng đất thấy quyền và lợi ích hợp pháp về quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đó.

    Đối với trường hợp: của bạn nhận thấy diện tích đất của mình nhỏ hơn diện tích đất được công nhận quyền sử dụng đất của mình và cho rằng hàng xóm lấn chiếm đất của mình thì gia đình bạn bạn có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại để đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm của mình.

    Thứ hai về thủ tục giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành.

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:

    “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”

    Như vậy, nếu như cậu bạn tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi cậu bạn cư trú  không thành thì cậu bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Nếu số liệu trong các tài liệu (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, bản đồ địa chính …) và số liệu thực tế đã đo đạc vênh nhau để từ đó làm cơ sở xác định đất của gia đình bạn có đang tranh chấp hay không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới thửa đất thì mới có căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

    Trường hợp đất lấn chiếm của gia đình bạn đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì về nguyên tắc, gia đình bạn được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái  phép. Tuy nhiên, phía gia đình bạn phải chứng minh thời điểm xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng. Nếu vì lí do khách quan thực tế khi thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất lấn chiếm thì gia đình bạn được quyền đề nghị Tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán lại cho gia đình bạn giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà gia đình bạn không được sử dụng.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2021)
  • #572245   12/06/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Gia đình bạn có tới 02 lần không thể hiện quyền của người có quyền sử dụng đất và đó sẽ là bất lợi của gia đình bạn khi có tranh chấp, kể cả thắng kiện. Lần thứ nhất, không phản ứng khi hàng xóm xây tường rào lấn ranh, lần thứ hai không phản ứng khi hàng xóm phá tường rào xây nhà trọ lấn ranh. Hành vi "không hành động" lạ thường đó của gia đình bạn khiến người khác phỏng đoán thật ra câu chuyện còn chưa được bạn kể đầy đủ, vì theo lẽ thường, không ai có thể im lặng khi ranh giới đất của mình bị lấn chiếm ngang nhiên.

    Trường hợp của bạn, nếu khởi kiện tranh chấp ranh đất và giả sử bạn thắng kiện thì khả năng tòa buộc bên kia tháo dở công trình xây dựng để trả đất lại cho bạn cũng rất thấp so với khả năng Tòa buộc bên kia trả cho bạn bằng "giá trị quyền sử dụng đất", tức trả bằng tiền. Vì sao ? Vì nguyên tắc xét xử của Tòa là tránh gây lãng phí tài sản cho nhân dân nhưng chủ yếu là vì khi hàng xóm xây nhà lấn ranh mà gia đình bạn không phản ứng, không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm, xử lý hành chính, buộc ngừng thi công, tháo dở  ..v..v...

    Bạn cho rằng gia đình mình đã hai mươi năm bị lấn ranh và biết rõ ngay từ những giây phút lấn ranh ban đầu, tuy nhiên tới nay, khi bản đồ địa chính đã được điều chỉnh, "bên lấn ranh" đã xây nhà sử dụng từ lâu gia đình bạn mới tranh chấp thì tôi nghĩ xác suất thắng kiện của gia đình bạn không cao.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2021) NguyensoaiD36 (20/06/2021)
  • #572268   12/06/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Đã trả lời rồi

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2021) tranthanh.hcm (13/06/2021)
  • #572281   13/06/2021

    tranthanh.hcm
    tranthanh.hcm

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:11/06/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


     

    toanvv viết:

     

    Đã trả lời rồi

    Lần đầu họ xây hàng rào tạt ngang có xin phép, tuy nhiên xây xong mới xin và họ đổ lỗi 1 phần cho thợ xây vì khi xây họ không có nhà. Chỉ là 1 đoạn tường ngắn và nằm ngoài lộ giới. Tuy nhiên vì đoạn tường rào này mà có thể là nguyên nhân dẫn đến địa chính vẽ theo tọa độ VN2000 bị sai lệch. Liệu có thể bắt lỗi địa chính?

    Lần 2 xây nhà trọ, nhà tôi có nhắc nhở. họ đổ lỗi cho người thuê xây nên xây lấn. Kêu địa chính, địa chính khẳng định họ xây sai, họ đồng ý sẽ đập và sửa. phần nhà trọ này cũng nằm ngoài lộ giới nên chúng tôi chủ quan.

    Có nghĩa cả 2 lần xây họ đều đổ lỗi cho người khác xây sai.

    Đoạn ranh giới bị lệch 15cm đã được vẽ trong khoảng 2002-2005. Trước đó bản vẽ gốc 2 nhà vẫn còn. không hề có đoạn lệch đó. Có nghĩa họ không thể khẳng định là đoạn ranh giới đó có ít nhất 30 năm. Cả 2 nhà đều biết ranh giới là thẳng. nhưng giờ họ thấy phần lợi nên chẳng có thiện chị giải quyết hay trả lại cho đúng.

    Tôi muốn biết xác suất thắng là bao nhiêu? Không lẽ kẻ xây trộm lại thắng và ăn may vì lỗi đo đạc của địa chính giai đoạn 2002-2005, chúng tôi vì chủ quan và dễ dãi với hàng xóm nên thành ra như vậy

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthanh.hcm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2021)
  • #572280   13/06/2021

    tranthanh.hcm
    tranthanh.hcm

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:11/06/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Nói theo cách của bạn có nghĩa là nếu 1 người nào đó có đất, như đất rẫy hoặc đất bỏ trống chẳng hạn. Bạn đi làm ăn mấy năm trở về mới phát hiện. Vậy bạn không kiện ngay tức thì thì có nghĩa bạn mất quyền lợi với diện tích đất của bạn sao. Người ta xây trộm là chuyện thường ngày.

    Giống như ăn trộm vậy, chủ nhà không bắt tận tay, hoặc không phát hiện thì kẻ trộm được quyền sở hữu những gì do anh ta phạm pháp mà có, đơn giản là chủ nhà không phát hiện hoặc không bắt được sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthanh.hcm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2021)
  • #572324   15/06/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Vấn đề đã được trả lời

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #572355   16/06/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    tranthanh.hcm viết:

    Nói theo cách của bạn có nghĩa là nếu 1 người nào đó có đất, như đất rẫy hoặc đất bỏ trống chẳng hạn. Bạn đi làm ăn mấy năm trở về mới phát hiện. Vậy bạn không kiện ngay tức thì thì có nghĩa bạn mất quyền lợi với diện tích đất của bạn sao. Người ta xây trộm là chuyện thường ngày.

    Pháp luật có qui định về thời hạn, thời hiệu và hậu quả phải gánh chịu nếu công dân không thực hiện quyền của mình đúng qui định về thời hạn, thời hiệu. Ví dụ điểm h khoản 1 điều 64 Luật đất đai 2013 qui định : "h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục" là vi phạm pháp luật về đất đai và bị thu hồi đất.

    Không cần bạn phải "kiện ngay tức thì" nhưng bạn phải kiện trong thời hiệu do Pháp luật qui định thì quyền lợi của bạn mới được bảo vệ. Sở dĩ Pháp luật qui định như vậy là để không kéo dài bất tận việc tranh chấp và để chống lại những trường hợp cố tình gây bất ổn xã hội, lãng phí thời gian, vật chất cho Nhà nước và công dân khi có sự thay đổi nào đó, ví dụ khi giá đất lên nhiều người viện đủ lý do để kiện yêu cầu hủy hoặc vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vì nghĩ rằng mình "từ không tới có" nên cứ kiện, biết đâu lại được chứ đâu có bị mất mát gì.

    Trường hợp của bạn nếu có tranh chấp là tranh chấp ranh đất, một dạng của tranh chấp đất đai nên không bị giới hạn về thời hiệu. Tuy nhiên bạn rất khó thuyết phục được Hội đồng xét xử về việc trong 20 năm qua, dù biết từ đầu việc bị lấn ranh nhưng bạn không phản ứng, đó chính là bất lợi lớn nhất của bạn trong vụ việc này.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2021) NguyensoaiD36 (20/06/2021)
  • #572657   25/06/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Đã giải quyết rồi!

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #572360   16/06/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    tranthanh.hcm viết:

    Giống như ăn trộm vậy, chủ nhà không bắt tận tay, hoặc không phát hiện thì kẻ trộm được quyền sở hữu những gì do anh ta phạm pháp mà có, đơn giản là chủ nhà không phát hiện hoặc không bắt được sao?

    Đối với những tài sản Pháp luật qui định phải đăng ký thì kẻ trộm còn gặp ít nhiều khó khăn, chứ đối với tài sản không phải đăng ký thì kẻ trộm được quyền sở hữu toàn vẹn ! Ví dụ, xe gắn máy là tài sản pháp luật bắt buộc phải đăng ký, khi bị kẻ trộm lấy mất chiếc Honda Future mà khổ chủ không phát hiện ai lấy thì kẻ trộm sẽ ung dung chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (3 quyền tạo thành quyền sở hữu) chiếc xe đó, riêng việc định đoạt, do kẻ trộm không có giấy tờ để đăng ký được (khó khăn) thì kẻ trộm sẽ bán bằng giấy tay, thậm chí bán bằng nói miệng. Còn đối với tài sản không buộc phải đăng ký, như Laptop chẳng hạn, có cái những 50 triệu, trộm được mà khổ chủ không phát hiện thì rõ ràng kẻ trộm trở thành chủ sở hữu toàn vẹn, thậm chí khổ chú phát hiện, biết là của mình nhưng không có gì để chứng minh được thì còn không dám lên tiếng. Thực tế này chắc mọi người đều biết và thừa nhận.

    Tuy nhiên, không phải từ thực tế đó mà nói Pháp luật thừa nhận như ý bạn khi đưa trường hợp này ra để so sánh "giống như" ! Khi bị tố giác và có đầy đủ bằng chứng để chứng minh tài sản do hành vi trộm cắp mà có  thì Pháp luật sẽ trừng trị kẻ trộm.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2021) NguyensoaiD36 (20/06/2021)
  • #572656   25/06/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Đã được trả lời rồi!

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.