Lao động nữ triệt sản được nghỉ chế độ thai sản của BHXH không?

Chủ đề   RSS   
  • #601699 10/04/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1699 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lao động nữ triệt sản được nghỉ chế độ thai sản của BHXH không?

    Trong quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chế độ thai sản đối với NLĐ nữ triệt sản hay không? Quy định về hồ sơ hưởng chế độ này như thế nào?

    NLĐ nữ triệt sản có được hưởng chế độ thai sản không?

    Căn cứ quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    “đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;”

    Như vậy, trường hợp lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản được quy định là một trong các trường hợp hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ triệt sản

    Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

    Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    - 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

    - 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 37 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Theo đó, thời gian nghỉ tối đa đối với trường hợp lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản là 15 ngày. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp triệt sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi triệt sản

    Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH:

    Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, gồm:

    Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

    Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

    - Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.

    - Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

     
    2242 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (13/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận