Lao động làm công việc nặng nhọc độc hại đã đủ tuổi nghỉ hưu có được tiếp tục làm việc?

Chủ đề   RSS   
  • #580581 23/02/2022

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Lao động làm công việc nặng nhọc độc hại đã đủ tuổi nghỉ hưu có được tiếp tục làm việc?

    Công ty mình có lao động nữ 51 tuổi có ký HĐLĐ không xác định thời hạn và đòng BHXH được 21 năm, làm công việc nặng nhọc độc hại, đến nay đã đủ tuổi nghỉ hưu. Giờ lao động đó muốn tiếp tục làm việc tại cty.

    Vậy?

    - LĐ đó không muốn nghỉ hưu bây giờ mà muốn tiếp tục được làm việc tại cty để tang tỉ lệ đc hưởng lương hưu thì có được không?

    - Công ty nếu muốn tiếp tục ký HĐ với NLĐ đó thì có được không và cần làm những thủ tục gì? Cty muốn thay đổi HĐLĐ từ không xác định thời hạn sang thành HĐLĐ có thời hạn thì có được hay không?

     

     
    770 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580615   23/02/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Lao động làm công việc nặng nhọc độc hại đã đủ tuổi nghỉ hưu có được tiếp tục làm việc?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 về tuổi nghỉ hưu như sau:
    Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
    2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
    3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    ....

    Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2.

    Ở đây, khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động này theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019:

    "Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    ...

    đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;"

    Lao động này không muốn nghỉ hưu đồng thời công ty cũng muốn lao động này tiếp tục làm việc thì có thể tiếp tục hợp đồng lao động không xác định thời hạn cũ hoặc có thể thỏa thuận chấm dứt sau đó ký lại hợp đồng lao động xác định thời hạn (tùy theo nhu cầu của mình). Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

    Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
    1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
    2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
    3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

    Hiện không có quy định về chuyển từ hợp đồng lao động không xác định thời hạn sang hợp đồng xác định thời hạn mà công ty thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn và ký lại hợp đồng lao động xác định thời hạn.

     

     
    Báo quản trị |