Chào bạn !
Theo bạn trình bày thì di chúc trên là di chúc chung của vợ chồng, pháp luật dân sự quy định về di chúc chung của vợ chồng như sau:(
quan hệ hôn nhân giữa A và B phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp) Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng
Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
Điều 668.#ff0000;"> #ff0000;">Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Như vậy thì trong trường hợp trên di chúc đó chưa phát sinh hiệu lực ( bà B vẫn còn sống). Vì thế chúng ta chưa đặt vấn đề phân chia di sản ở đây.
Khi Nhà nước đền bù thì bà B sẽ là người đứng ra nhận số tiền đền bù đó, quản lý số tiền đó. Đó chính là di sản thừa kế của vợ chồng A, B sau khi bà B chết.
Nếu 4 người con của A, B đã đầy đủ năng lực hành vi dân sự không có khả năng khởi kiện đòi chia căn nhà.( Nếu như di chúc của A,B là di chúc hợp pháp.)
Thân!