Làm sao xác định Tòa án nào có thẩm quyền xét xử?

Chủ đề   RSS   
  • #260870 13/05/2013

    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Làm sao xác định Tòa án nào có thẩm quyền xét xử?

    Chào các bạn,

    Vừa qua, báo phapluattp đăng bài về mất hành lý khi đi máy bay và việc khởi kiện của nguyên đơn đã đưa đến 2 luồng quan điểm trái ngược nhau như sau:

    Đi máy bay mất hành lý, kiện ở tòa nào?

    Khi bà L. đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và phát hiện bị mất hành lý thì bà hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi này để khởi kiện đòi quyền lợi.

    Người bảo phải khởi kiện nơi hãng hàng không có trụ sở, người nói khởi kiện nơi phát hiện hành lý bị mất.

    Ngày 6-5, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) ra thông báo không thụ lý đơn khởi kiện của bà L. với một hãng hàng không và chuyển hồ sơ đến TAND quận Ba Đình (TP Hà Nội) theo thẩm quyền. Liền ngay đó, bà L. khiếu nại việc chuyển hồ sơ trên vì cho rằng không đúng luật. Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng xử lý…

    Bị mất hành lý

    Theo hồ sơ, ngày 13-2, bà L. đi trên chuyến bay của hãng hàng không V. từ TP Đà Nẵng vào TP.HCM. Về đến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM), bà không nhận được một va li của mình nên trình báo với nhân viên phụ trách tìm kiếm hành lý thất lạc. Ngày 19-2, phía này thông báo không tìm thấy hành lý của bà, tài sản xem như bị mất, sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho hãng hàng không bồi thường.

    Qua điện thoại, hãng hàng không nói sẽ bồi thường 50.000 đồng/kg hành lý. Bà L. không chấp nhận, đề nghị hãng bồi thường theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng nhưng không được đáp ứng. Bà L. liền khởi kiện ra TAND quận Tân Bình đòi bồi thường khoảng 25 triệu đồng.

     

    Kiện đâu cho đúng?

    Sau khi xem xét, TAND quận Tân Bình không thụ lý đơn khởi kiện của bà L. và chuyển về TAND quận Ba Đình (TP Hà Nội) để xử lý theo thẩm quyền vì nơi đây đặt trụ sở của hãng hàng không.

    Ngay lập tức, phía bà L. phản ứng: Khoản 1 Điều 66 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định vé hành khách, hành lý và phiếu nhận hành lý là chứng từ vận chuyển hành khách, hành lý bằng tàu bay, là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng... Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những nơi thực hiện hợp đồng. Đồng thời, theo Điều 36 LTTDS: Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Do vậy, bà khởi kiện ra TAND quận Tân Bình là phù hợp, tòa không thụ lý đơn khởi kiện là không đúng quy định.

    Qua vụ việc này, một số thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM đồng tình với việc lựa chọn tòa án của nguyên đơn. Theo họ, vé máy bay giữa bà L. với hãng hàng không V. là một dạng hợp đồng vận chuyển theo quy định của luật dân sự. Khi bà L. đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và phát hiện bị mất hành lý thì bà hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi này để khởi kiện đòi quyền lợi.

    Chuyển vụ án là chính xác

    Luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM), luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) cho biết việc chuyển đơn của TAND quận Tân Bình là đúng và thể hiện sự thận trọng. Ở TP.HCM, hãng hàng không V. chỉ có văn phòng đại diện, không phải là pháp nhân theo luật định để khách hàng có thể khởi kiện đòi bồi thường. Văn phòng đại diện không thể có trách nhiệm quyết định trong việc bồi thường cho khách hàng…

     

    HOÀNG YẾN

    Mời các bạn cùng nêu ý kiến của mình và cùng trao đổi về nội dung này!

     

    Trân trọng!

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: [email protected]

     
    21670 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #260880   13/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Tôi nhận thấy vụ này Tòa chuyển là chuẩn:

    - Lập luận nơi thực hiện hợp đồng của bà L là chưa chính xác, bởi hợp đồng được thực hiện từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc ở hai địa điểm khác nhau; sân bay TSN chỉ là nơi hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

    Vì vậy, không thể căn cứ quy định "Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết";

    - Các bên trong giao dịch vận chuyển không thỏa thuận về thẩm quyền tòa án;

    - Theo thông tin trên, hãng hàng không này có trụ sở tại HN, tại Tp.HCM chỉ văn phòng đại diện, không có tư cách pháp nhân; vì vậy xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, nơi có trụ sở của hãng hàng không là hợp lý.

    Theo tôi, tòa đã chuyển đơn đúng!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    themiracle (13/05/2013)
  • #263064   21/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào Luật Sư LS_Caosynghi !

    Câu hỏi trên thực sự đã có đáp án rồi : Chuyễn là đúng !

    Tuy nhiên tôi trình bày suy nghĩ "không đúng" của mình để mong luật sư giải thích giùm sai chổ nào ?

    Theo tôi giữa Khách hàng và Hãng Hàng Không đã ký một hợp đồng kinh tế (thông qua vé máy bay), đó là hợp đồng vận chuyễn hành khách; Nếu tranh chấp hợp đồng xãy ra thì phải khởi kiện tại Tòa án nơi trụ sở Hãng Hàng Không (pháp nhân).

    Khi xãy ra mất hành lý (Thiệt hại về tài sản) thì phải xác định rỏ : Hợp đồng vận chuyễn hàng hóa có bao gồm việc gởi giữ hàng hóa, tài sản hay không ?

    Thực tế, khi gởi hàng hóa, va li ... thì Hãng hàng Không chỉ quan tâm đến trọng lượng hàng hóa không vượt quá trọng lượng cho phép, vì lý do an toàn bay là chủ yếu(đương nhiên là không nhận hàng cấm rồi, nhưng đây là trách nhiệm của an ninh sân bay, không phải của hãng.)

    Nếu Hãng Hàng Không có trách nhiệm về hàng hóa ngay trong hợp đồng thì mỗi va li,kiện hàng hóa họ phải kiểm đếm từng món; Mất một món đồ trong kiện hàng hoặc va li họ phải đền(thực tế không phải vậy).

    Từ nhận định như vậy nên tôi nghĩ đây là vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn có quyền lựa chọn nơi khởi kiện.

    Nếu Hãng Hàng Không này là một chi nhánh của một hãng nước ngoài thì kiện ở đâu ?

     

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 21/05/2013 08:08:23 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #271126   23/06/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào luật sư Cao Sỹ Nghị !

    Theo tôi thì "bà L. phản ứng: Khoản 1 Điều 66 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định vé hành khách, hành lý và phiếu nhận hành lý là chứng từ vận chuyển hành khách, hành lý bằng tàu bay, là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng... Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những nơi thực hiện hợp đồng." là hoàn toàn chính xác.

    Tòa án nơi ký kết cũng có quyền thụ lý và giải quyết vụ án. Buộc bị đơn phải đi quá xa trong khi tại TP.HCM cũng có người của pháp nhân là không hợp tình, hợp lý. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #271177   23/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Theo tôi thì nên sửa luật tố tụng theo hướng thuận lợi cho người dân : muốn kiện ở nơi cư trú của bị đơn, nơi cư trú của nguyên đơn, nơi xãy ra (phát sinh) tranh chấp hoặc nơi có tài sản tranh chấp thì tòa phải nhận thụ lý.

    Sau đó nội bộ tòa án theo quy định trong ngành sẽ xem xét tòa nào thụ lý thì chuyễn vụ án và thông báo cho đương sự biết (nếu tranh chấp thẩm quyền trong nội bộ các tòa án thì do tòa cấp trên quyết định).

    Bản thân các thẩm phán, luật sư, luật gia mà còn tranh cãi về thẩm quyền của tòa này hay tòa kia không thống nhất được thì làm sao người dân xác định chính xác được.

    Nếu làm theo cách như hiện nay, buộc người dân phải nộp "đúng" tòa có thẩm quyền (trong khi các tòa còn tranh cãi) thì quá khó cho người dân và phản cảm khi tòa này chỉ tòa kia và ngược lại.

    Đó là chưa kể bị đơn cố tình trốn tránh thì sẽ gây khó khăn cho người khởi kiện; Luật tố tụng vô tình bảo vệ cho người có lỗi (hoặc có thể là có lỗi) và làm khó người bị thiệt hại.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (23/06/2013) CIS.LawFirm (20/08/2013)
  • #271180   23/06/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    "Thẩm quyền của tòa án" hiện nay cũng là 1 trong những nguyên nhân gây kéo dài thời gian xét xử chiếm tỉ lệ rất nhiều, đặc biệt là đối với án dân sự vốn rất lùng bùng. Những vụ "khó", thẩm phán xét thấy xử có nguy cơ bị hủy án, hoặc bế tắc trong tìm đương sự... thì liền tìm cách đá banh chuyển qua Tòa khác. Tòa kia xem 1 hồi rồi lại đá lại hoặc tiếp tục chuyền đi. Nguyên đơn, bị đơn vì thế cứ chạy tới, chạy lui mà kết quả giải quyết chẳng đi đến đâu. Bản thân tôi cũng trải qua những vụ án tương tự như thế đến nay đã kéo dài tới cả 2-3 năm. Bởi mỗi lần chuyển thì thời hạn thụ lý, xét xử lại tính lại... quá trình chuyển - nhận cũng mất rất nhiều thời gian. 

    Đối với vụ việc bác Nghị đưa ra, theo quan điểm của tôi thì Tòa nơi bị đơn có trụ sở chính hay Tòa nơi thực hiện hợp đồng hay tòa nơi nguyên đơn cư trú đều có thể thụ lý được cả. Vì Luật tố tụng quy định mở như thế. Vấn đề là "Tòa" có muốn và người dân có "biết cách" hay không mà thôi. Giả sử nguyên đơn là cá nhân, cư trú ở TP.HCM thì Tòa án Tân Bình cũng nên xem xét và nhận đơn, thụ lý vụ án vì nếu họ phải đi máy bay, xe đò ra ngoài Hà Nội để giải quyết vụ án thì chi phí tiền bạc, thời gian sẽ rất tốn kém và vất vả. Chưa kể những chi phí này chắc gì đã được tính vào tiền bồi thường thiệt hại? Kiểu như chi phí bỏ ra thuê luật sư trong vụ kiện đòi nợ, thắng kiện tòa án tuyên bị đơn phải trả lại tiền nợ nhưng chi phí thuê luật sư thì bị bác thẳng.   

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (23/06/2013)
  • #273065   02/07/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Cám ơn tất cả các bạn đã đóng góp ý kiến!

    Thực sự thì tôi cũng thấy ý kiến của các Luật sư nêu trong bài báo đã đăng là có cơ sở và thực tế người ta cũng thường làm như vậy. Cá nhân tôi đã gặp trường hợp giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, trong đó: Nguyên đơn là Chi nhánh công ty (Bên bán) ký hợp đồng, quy định toà án thẩm quyền là nơi Bên bán, hợp đồng ký kết và thực hiện tại nơi có địa chỉ Chi nhánh. Kết quả: chuyển.

    Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là: Nếu dữ liệu thay đổi một chút, ví dụ bà L. mua vé từ nước ngoài của doanh nghiệp nước ngoài và bay từ nước ngoài về thì cơ sở của lập luận "chuyển vụ án" e là khó thuyết phục?! Ngoài ra trường hợp bà L. về nước nhưng qua Hà Nội rồi mới vào TP.HCM và không biết hành lý mất ở đâu thì có vẻ nhiêu khê hơn nhiều. 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #273273   03/07/2013

    ngotrunglaw
    ngotrunglaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 232
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Thực tiễn thì vụ việc đã được Toà án giải quyết. Nhưng tôi xin góp ý về vụ án khá hay này theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, bên bị thiệt hại là bà L như sau:

    Trong trường hợp của bà L, khi nhận lại hành lý tại nơi đến là sân bay Tân Sơn Nhất mới phát hiện thiệt hại xảy ra. Và nơi thực hiện hợp đồng kéo dài từ Đà Nẵng vào Tp.HCM.

    Điều 36 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau:

    … d. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

    g. Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; …

    Theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS.

    Tại điểm b, khoản 1, điều 9 của nghị quyết này:

    “Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.

    Ví dụ: Điểm d khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Như vậy, trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.”

    Tại khoản 2, điều 9 của nghị quyết này:

    “Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác.”

    Vì vậy, bà L vẫn có quyền được lựa chọn Toà án Quận Tân Bình giải quyết vụ việc của mình và đính kèm cam kết khi nộp đơn yêu cầu.

     

    Còn trường hợp bà L về nước nhưng qua Hà Nội thì mới vào Tp.HCM và không biết hành lý mất ở đâu. Chúng ta có thể xem xét thời điểm phát hiện việc mất hành lý của bà L làm căn cứ xác định nơi thiệt hại xảy ra.

    Vài ý kiến đóng góp cùng mọi người, xin mọi người góp ý thêm!

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngotrunglaw vì bài viết hữu ích
    nvdcyah (25/09/2013)
  • #282098   20/08/2013

    Bàn về  "Nơi thực hiện hợp đồng", có  thể nói nơi thực hiện hợp đồng là toàn bộ quá trình bay từ ĐN vào HCM của bà L, như vậy, HCM và Đà Nẵng là một trong những nơi thực hiện hợp đồng ( có in trên vé), vậy  quyền lựa chọn của nguyên đơn về " Nơi thực hiện hợp đồng" trong trường hợp có nhiều nơi thực hiện hợp đồng là như thế nào? Nguyên đơn có quyền chọn một trong các nơi thực hiện hợp đồng hay không?

    Thứ 2, thông thường có 2 phương thức mua vé máy bay

    1) Đặt mua vé thông qua giao dịch điện tử.  Theo Luật giao dịch điện tử " Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch". Như vậy, có thể xác định người thực hiện giao dịch là Hãng hàng không thông qua trụ sở chính tại HN. Vậy, tòa án chuyển vụ việc là đúng.

    2) Mua vé thông qua đại lý bán vé:  Luật hàng không dân dụng quy định tại Điều 122 "Văn phòng bán vé là chi nhánh của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ bán vé của hãng" . Như vậy trong trường hợp này, bà L liệu có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo K2 Điều 36 BLTTDS hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #282106   20/08/2013

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Tòa án cấp quận trong TP Hồ Chí Minh né trách nhiệm thôi- Luật quy định rõ ràng các thành viên đều trích dẫn cả. Nguyên đơn có quyền chọn tòa

    Trong trường hợp này Tòa thụ lý cũng không tranh chấp về thẩm quyền, nhưng khởi kiện ở tòa Ba Đình Hà Nội có vẻ dễ thi hành án hơn- vì có nguồn.

    Trân trọng

    Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : [email protected]

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #288046   25/09/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Vụ đi máy bay mất hành lý: Tòa Tân Bình đã thụ lý vụ kiện

    (phapluattp)- Mới đây, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã thụ lý lại đơn kiện của bà L. đối với hãng hàng không Vietjetair về việc đòi bồi thường vì làm mất hành lý.

    Theo yêu cầu của tòa, bà L. đã nộp tiền tạm ứng án phí hơn 600 ngàn đồng.

    Như Pháp luật TP.HCM đã thông tin, ngày 13-2, bà L. đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjetair từ Đà Nẵng vào TP.HCM. Về đến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), bà không nhận được va li của mình nên báo nhân viên phụ trách tìm kiếm hành lý thất lạc. Ngày 19-2, bà được thông báo không tìm thấy hành lý, tài sản xem như bị mất. Qua điện thoại, hãng hàng không nói sẽ bồi thường 50.000 đồng/kg hành lý. Bà L. không chấp nhận mà đề nghị hãng bồi thường theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng nhưng không được đáp ứng. Bà khởi kiện ra TAND quận Tân Bình đòi bồi thường khoảng 25 triệu đồng.

    Ngày 6-5, TAND quận Tân Bình thông báo không thụ lý đơn kiện và chuyển hồ sơ đến TAND quận Ba Đình (TP Hà Nội) theo thẩm quyền vì nơi đây đặt trụ sở của hãng hàng không. Bà L. khiếu nại vì cho rằng khoản 1 Điều 66 Luật Hàng không dân dụng quy định vé hành khách, hành lý và phiếu nhận hành lý là chứng từ vận chuyển hành khách, hành lý bằng tàu bay và là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng... Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những nơi thực hiện hợp đồng. Đồng thời, theo Điều 36 LTTDS, thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Do vậy, bà khởi kiện ra TAND quận Tân Bình là phù hợp, tòa không thụ lý đơn kiện là không đúng quy định. Đến cuối tháng 7, TAND quận Ba Đình đồng ý với đề nghị của bà L. và đã chuyển hồ sơ lại cho TAND quận Tân Bình.

    HOÀNG YẾN

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (25/09/2013)
  • #288114   25/09/2013

    Chào mọi người !

    Sự việc vốn không phức tạp nhưng qua việc giải quyết của những người am hiểu pháp luật (Toà án) thì trở thành phức tạp. 

    Đây là một thực trạng đang đang diễn ra hàng ngày ở các tòa án cấp quãn.  

    Tòa ánTân Bình chuyễn vụ án cho Tòa án Ba Đình; Toà án Ba Đình chuyễn lại cho Toà án Tân Bình. Nhiều khả năng là vì lý do gì đó (ví dụ có yếu tố nước ngoài) sẽ chuyễn cho Toà án khác nữa.

    Tôi có thể cá với các bạn (vì đã cho phép cá cược) là vụ án trước sau cũng sẽ bị tạm đình chỉ vài lần, sau đó đình chỉ vì nếu xét xử sẽ tạo "tiền lệ" !

    Ở VN còn độc quyền nên bà L chỉ có quyền lựa chọn : không kiện nữa hoặc không đi máy bay. 

     
    Báo quản trị |