Làm sao để xây dựng xã hội "Thượng tôn pháp luật"

Chủ đề   RSS   
  • #192971 11/06/2012

    Làm sao để xây dựng xã hội "Thượng tôn pháp luật"

    Tôi cứ ước ao làm sao chúng ta có được một xã hội "thượng tôn pháp luật"
    Xin ý kiến các bạn.
     
    7211 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #193043   12/06/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Trong mơ tôi cũng chưa dám mơ đến một ngày như vậy bạn ah. Một điều đơn giản là lúc nào tất cả mọi người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ, không leo lên vỉa hè, không chen lân, "CSGT không tiêu cực" thì lúc đó xã hội may ra mới có thể thượng tôn pháp luật được. Mọi điều vĩ đại cũng chỉ bắt đầu từ những việc tưởng dễ nhưng không đơn giản!
     
    Báo quản trị |  
  • #193280   12/06/2012

    " Thượng tôn pháp luật" là một cụm từ hán mà người Việt nam ta đang sử dụng làm ngôn ngữ chính để động viên cộng đồng nhân loại trong nước sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. tuy nhiên ít ai hiểu rằng chữ "thượng" đã là cao rồi chữ"tôn" cũng là cao nữa thành thử đã cao còn xây cao thêm, sự sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như nền tảng trí thức không vững chắc. Tôi cho rằng không nên có cụm từ " Thượng tôn pháp luật" trong quản lý nhà nước mà đã là pháp luật thì phải cứng rắn mới ổn định đất nước. Như vậy muốn có một xã hội Việt nam ổn định toàn diện thì phải tuyển chọn trí thức uyên bác để quản lý điều hành nhà nước.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nuiphuonglinh845 vì bài viết hữu ích
    ytemyduc (13/06/2012)
  • #193504   13/06/2012

    ytemyduc
    ytemyduc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
    Hiện nay biện pháp giáo dục pháp luật còn hạn chế, người dân chỉ tìm hiểu pháp luật khi liên quan đến kiện cáo, chương trình dạy học (nhất là tiểu học và trung học) chưa quan tâm giáo dục pháp luật, các cụ ta thường nói:"dạy con từ thủa còn thơ", không giáo dục pháp luật sớm thì tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật là đương nhiên.
    Ngoài giáo dục pháp luật cũng cần phải có sự cứng rắn khi thực thi pháp luật, khi nào còn sự "mềm dẻo" của pháp luật, còn sự tiêu cực của những người thực thi pháp luật như: nhận "chạy án", nhận"mãi lộ" v.v. (luật chỉ là công cụ kiếm tiền) lúc đó pháp luật không có tính thuyết phục (vi phạm pháp luật chỉ cần ít tiền là xong, biến nặng thành nhẹ, biến có thành không) và "thượng tôn pháp luật" chỉ là giấc mơ.
     
    Báo quản trị |  
  • #193885   14/06/2012

    thanhdamtq
    thanhdamtq

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    ​Thực sự rất khó khi đất nước còn nghèo, kinh tế chưa phát triển ổn định và mặt bằng dân trí còn thấp. Theo mình thì điều này là không thể!

    "Cuộc sống sẽ luôn xanh màu khi một ngày ta biết nghĩ cho nhau"

     
    Báo quản trị |