Làm sao để trả nợ hoặc không trả vì chỉ mượn miệng

Chủ đề   RSS   
  • #160539 11/01/2012

    kisskiller

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao để trả nợ hoặc không trả vì chỉ mượn miệng

    là mẹ em bán thịt heo nhưng làm sao em cũng không biết giờ mắc nợ 300 triệu , người thiếu là người trong nhà , và thiếu vài người bên ngoài ( lý do thiếu người bên ngoài là do người trong nhà đòi mẹ phải mượn khác nên ==> là vậy ) em muốn hỏi các luật sư là luật sư có cách nào trả nợ tốt nhất hoặc không trả thế có vi phạm pháp luật không ? và nếu không trả họ lại nhà đập phá hoặc có hành vi muốn giết mình thế có thể kiện họ không ! . Nhưng luật sư nên chỉ em là cách trả nợ tốt nhất , hết cách thì thôi . Mong luật sư chỉ thật tình...mẹ em buồn
     
    6606 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #160547   11/01/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Mẹ bạn nợ mà không trả là vi phạm pháp luật rồi, không có lí nào mà mượn người ta rồi không trả, chỉ trong hoàn cảnh nào đó bạn chưa có điều kiện trả thì khất lại người ta rồi từ từ trả sau.
    Bạn khuyên mẹ bạn nên xem xét kĩ lại giấy tờ vay mượn, lãi suất như thế nào, rồi thỏa thuận với người ta khi nào trả được, nếu không trả ngay thì trả dần. Còn chuyện thuê giang hồ  là chuyện có thể xảy ra, trong thời đại này chuyện này không thiếu đâu bạn. Nhưng vẫn còn pháp luật bảo vệ gia đình bạn,
    Nhưng tốt nhất hãy tự đến với người ta, thỏa thuận lại, chấp nhận tiền lãi với mức lãi suất mà gia đình bạn có thể thực hiện được.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    kisskiller (11/01/2012)
  • #160553   11/01/2012

    kisskiller
    kisskiller

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    không , mẹ em bán thịt là lúc lấy thịt rồi chiều trả tiền chứ không có giấy tờ gì hết , thế có sao không ? cám ơn
    Cập nhật bởi kisskiller ngày 11/01/2012 04:40:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #160584   11/01/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào kisskiller!
     Như caythongnoel đã tư vấn trên, thì việc mẹ bạn không có gì chứng minh việc mượn tiền, thì không ảnh hưởng gì, đôi khi nó còn có lợi cho mẹ bạn.

     Nếu thực chất mẹ của bạn có mượn tiền người ta, thì nên thỏa thuận êm ấm với người cho mượn để nợ.

     Mượn bằng miệng không có giấy tờ gì chứng minh, thì đây cũng là một hình thức của hợp đồng mượn tài sản, không có cách nào để khuất nợ nếu bên cho mượn chứng minh được mẹ bạn đã mượn họ.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    kisskiller (12/01/2012)
  • #160642   12/01/2012

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Chào bạn! Tôi xin tư vấn bổ sung như sau:
    1. Việc kiện đòi tài sản, và giải quyết là phải căn cứ trên các chứng cứ chứng minh việc vay nợ đó như: hợp đồng, giấy biên nhận, đoạn ghi âm việc vay nợ tiền trên....Nếu không có chứng cứ chứng minh việc trên thì bên cho vay sẽ không có cơ sở để đòi.
    Chú ý: nếu TH bên vay không thừa nhận việc vay, mà trên thực tế có việc vay và có chứng cứ chứng minh việc đó thì có dấu hiệu chiếm đoạt TS và có khả năng dẫn đến việc phải chịu trách nhiệm Hình sự
    2. Về thời hiệu khởi kiện: Là 2 năm kể từ ngày quyền bị xâm phạm (ngày đến hẹn phải thanh toán). Nếu hết thời hạn 2 năm đó không thể kiện đòi tài sản được nữa trừ trường hợp thỏa thuận khác.
    Chúc gia đình bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn. Thân mến

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn manh_lawyer vì bài viết hữu ích
    trinhlan_sgulaw (21/01/2012) kisskiller (12/01/2012)