Làm Sao Dành Được Quyền Nuôi Con ?

Chủ đề   RSS   
  • #85297 26/02/2011

    leminhquan2010

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm Sao Dành Được Quyền Nuôi Con ?

    Chào các anh chị. e xin tư vấn cho em

    Em năm nay 18 tuổi kết hôn được gần 1 năm có 1 con trai hơn 6 tháng. Em và chồng em đều sống dựa vào gia đình nhà chồng. 2 vợ chồng đều không đi làm nên không có tài sản gì.

    Do mâu thuẫn từ khi sinh con nên đến giờ 2 vợ chồng quyết định li hôn nhưng chồng em nói em không được nuôi con và sẽ không cho em 1 cái gì từ nhà chồng.

    Em muốn hỏi giờ em muốn giành quyền nuôi con thì phải làm thế nào. Li hôn như vậy em có được bồi thường gì không. Tuy nhà chồng em giàu có và có thế lực nhưng chồng em là 1 kẻ chơi bời cờ bạc, trước đây đã từng mắc nghiện, anh ta có bồ nên về nhà chửi bới đánh đập không coi em ra gì.

    em xin các anh chị  tư vấn giúp đỡ cho e để em có 1 cuộc sống tốt hơn vì em không thể dứt bỏ được đứa con của mình. em xin chân thành cảm ơn.

     
    4112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85705   28/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!

     Xin được chia sẽ nỗi niềm cùng bạn!

     Về nguyên tắc con bạn dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền ly hôn:

    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

      Nên bạn chờ thời gian để cảm hóa được chồng mình không đã. Kết hôn là chuyện hệ trọng của đời người, và ly hôn cũng vậy. Mong bạn suy nghĩ lại, trước khi đưa ra quyết định.



     Nếu đã quyết định ly hôn, thì về nguyên tắc:

     

    11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Vậy bạn có thể được quyền nuôi con khi bạn chứng minh được mình có thể đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, có điều kiện chăm sóc con mình tốt hơn  con ở bên chồng. Và trong trường hợp này, Tòa án sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Và bạn có cơ hội nuôi con hay không.

     Nên tôi nghĩ, bạn có thể  chứng minh, nhờ Tòa án chứng can thiệp, và trình bày nguyện vọng của mình. Tôi thấy bạn thật đáng thương trong hoàn cảnh này.

     Chúc bạn tìm được hạnh phúc!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #601627   02/04/2023

    Làm Sao Dành Được Quyền Nuôi Con ?

    Chào Chị, vấn đề của Chị thì mình có một số trao đổi như sau:

    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    ...

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Theo đó con chị dưới 36 tháng tuổi nên chị hoàn toàn có quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên như trong nội dung chị cung cấp thì hiện tại chị đang không có nghề nghiệp ổn định, nhà chồng lại có điều kiện hơn nên việc tranh quyền nuôi con hoàn toàn có thể xảy ra.

    Nếu chị chứng minh được gia đình bố mẹ chị có thể hỗ trợ chị trong việc nuôi con, đồng thời gia đình chồng có đời sống phức tạp, không đủ điều kiện để nuôi dạy đứa trẻ tốt (bố mẹ chồng chị nuôi dạy chồng chị không tốt nên chồng chị chơi bởi lêu lỏng, bản thân chồng chị cờ bạc rượu chè) thì chị hoàn toàn có quyền nuôi con trong trường hợp này.

    Đồng thời chồng chị phải chu cấp nuôi con hàng tháng, chị nên ấn định mức giá và mốc thười gian hợp lý hàng tháng để bảo vệ quyền và lợi ích cho chị và con chị.

     
    Báo quản trị |