Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #356345 13/11/2014

    Nguyenson12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Cho hỏi anh tôi có mua điện thoại trả góp nhưng giờ chưa có khả năng chi trả có bị truy cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không 

    nếu co' thì bi xử lý ở mức nào

     
    4155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #357380   18/11/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Như bạn nói là mua trả góp chứ bạn có lừa đảo của ai đâu? bên bán trả góp mà không có biện pháp bảo đảm thì khó có khả năng thu hồi vốn. nếu các bên vi phạm hợp đồng mua bán thì có thể khởi kiện ra tòa án để thực hiện hợp đồng chứ có tù tội gì đâu.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #357488   19/11/2014

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Nguyenson12 viết:

    Cho hỏi anh tôi có mua điện thoại trả góp nhưng giờ chưa có khả năng chi trả có bị truy cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không 

    nếu co' thì bi xử lý ở mức nào

    Mua ĐT trả góp không có tiền trả tiếp ....thì trả góp ít hơn cam kết ban đầu ....nếu không thỏa thuận được thì giao nộp cái điện thoại đã mua ....không đủ điều kiện TRUY TỐ hình sự....chỉ là DÂN SỰ....Cty bán trả góp phải lạy bạn ....cầu mong trả bao nhiêu lấy bao nhiêu....

     Căn cứ pháp lý: Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009)

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    Đ) Tái phạm nguy hiểm;

    E) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Theo đó,  người nào  vi phạm một trong các hành vi được quy khoản 1 Điều 140 nêu trên, chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì phải chịu mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

     Nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 với tài sản chiếm đoạt được  có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì  phải chịu mức hình phạt là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      Các quy định  tại khoản 3, khoản 4, khoản 5  Điều 140 không đề cập tới mức phạt khi mà người phạm tội chiếm đoạt được tài sản  có giá trị 50 triệu đồng.

    Vậy khi một người thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 nhưng tài sản chiếm đoạt được là 50 triệu đồng thì mức phạt cho người vi phạm sẽ được xác định như thế nào? Việc áp dụng pháp luật ở đây sẽ áp dụng theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 140 BLHS năm 2009?

     Theo tôi, quy định tại Điều 140 này có thể thay đổi mức giá trị tài sản tại khoản 1 hoặc khoản 2 là “đến 50 triệu đồng”. Hoặc hiện tại trên thực tế, chúng ta có thể căn cứ vào mức tiền phát sinh từ tài sản đó  ( ví dụ như mức tiền lãi phát sinh  từ tài sản có giá trị 50 triệu đồng đó) để chúng ta không khỏi băn khoăn áp dụng quy định của pháp luật trong trường hợp này.

    Trân trọng./.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #357489   19/11/2014

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Nguyenson12 viết:

    Cho hỏi anh tôi có mua điện thoại trả góp nhưng giờ chưa có khả năng chi trả có bị truy cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không 

    nếu co' thì bi xử lý ở mức nào

    Mua ĐT trả góp không có tiền trả tiếp ....thì trả góp ít hơn cam kết ban đầu ....nếu không thỏa thuận được thì giao nộp cái điện thoại đã mua ....không đủ điều kiện TRUY TỐ hình sự....chỉ là DÂN SỰ....Cty bán trả góp phải lạy bạn ....cầu mong trả bao nhiêu lấy bao nhiêu....

     Căn cứ pháp lý: Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009)

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    Đ) Tái phạm nguy hiểm;

    E) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Theo đó,  người nào  vi phạm một trong các hành vi được quy khoản 1 Điều 140 nêu trên, chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì phải chịu mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

     Nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 với tài sản chiếm đoạt được  có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì  phải chịu mức hình phạt là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      Các quy định  tại khoản 3, khoản 4, khoản 5  Điều 140 không đề cập tới mức phạt khi mà người phạm tội chiếm đoạt được tài sản  có giá trị 50 triệu đồng.

    Vậy khi một người thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 nhưng tài sản chiếm đoạt được là 50 triệu đồng thì mức phạt cho người vi phạm sẽ được xác định như thế nào? Việc áp dụng pháp luật ở đây sẽ áp dụng theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 140 BLHS năm 2009?

     Theo tôi, quy định tại Điều 140 này có thể thay đổi mức giá trị tài sản tại khoản 1 hoặc khoản 2 là “đến 50 triệu đồng”. Hoặc hiện tại trên thực tế, chúng ta có thể căn cứ vào mức tiền phát sinh từ tài sản đó  ( ví dụ như mức tiền lãi phát sinh  từ tài sản có giá trị 50 triệu đồng đó) để chúng ta không khỏi băn khoăn áp dụng quy định của pháp luật trong trường hợp này.

    Trân trọng./.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |