Lãi suất cho vay có làm vô hiệu hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #2651 30/11/2008

    dtmaivcbbd

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lãi suất cho vay có làm vô hiệu hợp đồng?

    Kính gửi Luật sư Lê Xuân Hiệp

    Trước tiên tôi chân thành cảm ơn Luật sư đã quan tâm đọc câu hỏi và tư vấn cho tôi.

    Hiện nay, theo quy định tại #548dd4;">Bộ luật dân sự 2005 và quy định của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ đối với loại cho vay tương ứng.

    Một số người hiểu rằng mức trần lãi suất nêu trên là áp dụng với cả lãi suất phạt (hoặc lãi suất quá hạn). Theo tôi, quy định như trên chỉ áp dụng đối với lãi suất cho vay thông thường, còn trong trường hợp một bên vi phạm cam kết thì phải chịu lãi suất phạt, nghĩa là mức lãi suất phạt này có thể lớn hơn 150% lãi suất cơ bản.

    Tôi hiểu như vậy có đúng không?

    Giả sử trong một Hợp đồng tín dụng, lãi suất áp dụng lớn hơn 150% lãi suất cơ bản thì hậu quả pháp lý thế nào?

    Hợp đồng tín dụng đó sẽ bị vô hiệu (do vi phạm điều cấm của pháp luật) hay chỉ bị vô hiệu một phần (chỉ vô hiệu điều khoản lãi suất)?
     
    Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong chờ câu trả lời của luật sư!
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/10/2010 11:04:32 AM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:22:28 PM
     
    15084 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2652   26/11/2008

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh,

    Xin được trả lời thắc mắc của anh như sau:

    1) Lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trong từng thời kỳ. Mức lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng bao gồm cả lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất áp dụng đối với khoản vay quá hạn; trong đó lãi suất quá hạn (lãi suất phạt) được áp dụng theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng nhưng không được vượt quá 150% lãi suất đã ký kết.

    2) Hợp đồng tín dụng có lãi suất cho vay áp dụng lớn hơn 150% lãi suất cơ bản tại thời điểm đó chỉ bị vô hiệu điều khoản về lãi suất (vô hiệu từng phần). Các điều khoản khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

    Nếu có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ áp dụng lãi suất cao nhất nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

    Thân chào

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/10/2010 11:06:29 AM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:23:04 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #2665   05/01/2009

    dtmaivcbbd
    dtmaivcbbd

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #cccccc; text-align: center;">

    Xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn rất rõ ràng cho tôi.

    Nhân đây, tôi xin được hỏi thêm luật sư một vấn đề mà tôi đã thắc mắc từ lâu.

    Khi một khách hàng A dùng sổ tiết kiệm để cầm cố cho ngân hàng X rồi, sau đó A dùng chính bản sao sổ tiết kiệm trên thế chấp cho Ngân hàng Y có được không?

    (vì pháp luật không bắt buộc khi nhận thế chấp thì bên thế chấp phải giao bản chính giấy tờ sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp, đồng thời 1 tài sản có thể được đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau).

    Một số người cho rằng, việc làm trên là vi phạm pháp luật, vì khi cho vay ngân hàng chỉ được nhận cầm cố sổ (thẻ) tiết kiệm; pháp luật quy định mặc nhiên ngân hàng chỉ được nhận sổ tiết kiệm dưới hình thức cầm cố mà không được nhận thế chấp.

    Vậy xin cho tôi hỏi: Pháp luật có cấm việc nhận thế chấp bằng sổ tiết kiệm không? Văn bản cụ thể nào quy định vấn đề này?

    Xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn cho tôi.

    Chúc luật sư và gia đình sức khỏe.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:24:05 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #2666   05/01/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn,

    Tôi xin được trả lời thắc mắc của bạn như sau:

    “Khi một khách hàng A dùng sổ tiết kiệm để cầm cố cho ngân hàng X rồi, sau đó A dùng chính bản sao sổ tiết kiệm trên thế chấp cho Ngân hàng Y có được không?”

    Trường hợp bạn nêu rất khó xảy ra trên thực tế. Vì hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực. Khi công chứng hoặc chứng thức hợp đồng, cơ quan công chứng sẽ yêu cầu các bên tham gia hợp đồng xuất trình bản chính, và “ngân hàng X” sẽ giữ bản chính sổ tiết kiệm.

    Do đó, hợp đồng với “ngân hàng Y” sẽ không thể được công chứng nếu như không xuất trình bản chính của sổ tiết kiệm.

    Theo quy định, mỗi tài sản có thể cầm cố, thế chấp cho nhiều tổ chức tín dụng khác nhau nếu giá trị tài sản đủ đảm bảo cho các khoản vay. Trường hợp trên, khách hàng A sẽ làm việc với 2 ngân hàng X,Y và 2 ngân hàng trên sẽ thống nhất để một ngân hàng giữ bản chính sổ tiết kiệm.

    Sổ tiết kiệm cũng được xem là tài sản theo Điều 163 của Bộ luật dân sự 2005, do đó có thể dùng để cầm cố, thế chấp theo quiđịnh của pháp luật.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/10/2010 11:08:55 AM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:25:45 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #2712   23/04/2009

    phudatland
    phudatland

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần




    1) Lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trong từng thời kỳ.

    Mức lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng bao gồm cả lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất áp dụng đối với khoản vay quá hạn; trong đó lãi suất quá hạn (lãi suất phạt) được áp dụng theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng nhưng không được vượt quá 150% lãi suất đã ký kết.

    Xin chào luật sư:

    Theo như câu giải thích trên thì lãi suất trong hạn đã ký kết = 150%*LSCB. Thì lãi suất quá hạn có thể = 150%* lãi suất đã ký kết=150%x (150*LSCB)= 225% LSCB

    Giải thích nhu vậy có đúng không thưa luật sư.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/10/2010 11:09:56 AM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:26:22 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #2713   23/04/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh,

    Cách giải thích như anh là đúng như nội dung giải thích trên.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #2718   23/04/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh,

    Cách giải thích như anh là đúng như nội dung giải thích trên.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #44252   12/03/2009

    dtmaivcbbd
    dtmaivcbbd

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

    Xin được mạn phép trao đổi thêm với luật sư một chút, qua đó xin luật sư cho thêm ý kiến tư vấn.

    Trước tiên tôi xin nói về lý do một ngân hàng có thể nhận thế chấp sổ tiết kiệm. Thực tế hiện nay, khi cho vay rất nhiều trường hợp ngân hàng không nhận tài sản đảm bảo (do khách hàng tốt, có uy tín và do không có tài sản hoặc tài sản đã dùng để đảm bảo cho các ngân hàng khác).

    Như vậy, đối với khách hàng này thì ngân hàng (ngân hàng Y ở trên) đã chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo rồi.

    Tuy nhiên, nếu khách hàng này có sổ tiết kiệm đã cầm cố ở ngân hàng X rồi, trong trường hợp pháp luật cho phép ngân hàng Y nhận thế chấp sổ tiết kiệm đó thì sẽ tốt hơn cho ngân hàng Y rất nhiều vì có tài sản bảo đảm, thậm chí ngân hàng Y còn được ưu tiên thanh toán từ việc xử lý sổ tiết kiệm hơn so với ngân hàng X nếu như ngân hàng X nhận cầm cố trước nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm, còn ngân hàng Y thì có đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Về công chứng/chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm: chỉ có một số tài sản (như quyền sử dụng đất, nhà ở, rừng, ...) pháp luật mới bắt buộc công chứng/chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Còn đối với sổ tiết kiệm thì các bên có thể thỏa thuận có hay không việc công chứng/chứng thực hay đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Đúng như luật sư nói, trường hợp này rất khó xảy ra trong thực tế, tuy nhiên tôi chưa hiểu lắm cũng  như chưa biết áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này.

    Luật sư Trương Thanh Đức (Hà Nội) trong bài viết đăng trên tạp chí ngân hàng số 23 tháng 12/2008 ("Những rủi ro từ việc cầm cố thẻ tiết kiệm") cho rằng pháp luật đã mặc nhiên quy định sổ tiết kiệm thì chỉ được áp dụng hình thức cầm cố mà không được áp dụng hình thức thế chấp (tác giả căn cứ vào quy chế phát hành giấy tờ có giá theo QĐ #548dd4;">07/2008/QĐ-NHNN#548dd4;">, quy chế về tiền gửi tiết kiệm 1160/2004/QĐ-NHNN: trong các quy định này khi nói đến quyền của người gửi tiền chỉ nói đến quyền được cầm cố mà không có thế chấp).

    Theo tôi, tinh thần của pháp luật nước ta hiện nay là mọi người được làm những gì pháp luật không cấm, chứ không phải làm những gì pháp luật cho phép.

    Vì vậy, chỉ căn cứ vào các quy chế nêu trên mà nói sổ tiết kiệm chỉ được cầm cố mà không được thế chấp là không thuyết phục.

    Lại càng không thuyết phục nếu cho rằng ngân hàng Y nhận thế chấp sau thì hợp đồng thế chấp ấy vô hiệu hay pháp luật đương hiệu hiểu là cầm cố (vì nếu vô hiệu thì phải chứng minh được giao dịch này có vi phạm điều cấm của pháp luật hay không, nghĩa là pháp luật có cấm nhận thế chấp hay không?).

    Xin được luật sư cho ý kiến về vấn đề này. Cảm ơn luật sư rất nhiều. Chúc luật sư sức khỏe.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:30:32 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #44253   12/03/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn,

    Theo Bộ luật dân sự 1995 thì có phân biệt: “cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, “thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”.

    #0070c0;">Bộ luật dân sự 2005 không phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản mà chỉ nêu chung chung là tài sản nói chung.

    Viện dẫn các quy định tại Điều 15 của QĐ 07/2008/QĐ-NHNN và Điều 14.3 của #0070c0;">QĐ 1160/2004/QĐ-NHNN#0070c0;"> thì có thể nói rằng hình thức cấm cố chắc chắn sẽ áp dụng đối với sổ tiết kiệm.

    Tuy nhiên, không thể vì tiêu đề “Hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm” hay “Hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm” mà cho rằng “Hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm” là vô hiệu, mà hãy xem nội dung quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này.

    Theo quy định, mỗi tài sản có thể cầm cố, thế chấp cho nhiều tổ chức tín dụng khác nhau nếu giá trị tài sản đủ đảm bảo cho các khoản vay.

    Trường hợp trên, khách hàng A sẽ làm việc với 2 ngân hàng X,Y và 2 ngân hàng trên sẽ thống nhất để một ngân hàng giữ bản chính sổ tiết kiệm.

    Vài ý kiến trao đổi cùng bạn.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/10/2010 11:20:28 AM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 01:31:10 PM
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Ls Lê Xuân Hiệp, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận năm 2003. Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM năm 2008.