Ký hợp đồng gì với nhân viên tạp vụ

Chủ đề   RSS   
  • #105538 26/05/2011

    chiphamha

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Ký hợp đồng gì với nhân viên tạp vụ

    Chào anh chị

    Công ty em có thuê 1 tạp vụ, tuần làm 3 buổi, lương hàng tháng là 500.000đ. Vậy em phải ký hợp đồng loại nào để không phải đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn được tính vào chi phí hợp lý?
    Em cảm ơn

    Phạm Hà Chi
    10 Cù Chính Lan, P.13, Q. Tân Bình
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 26/05/2011 09:40:28 CH
     
    42812 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chiphamha vì bài viết hữu ích
    QUYNHLOAN123456789 (10/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #105591   26/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Để xác định xem người sử dụng lao động có phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động hay không,chỉ cần căn cứ vào thời hạn trong hợp đồng lao động giữa hai bên. Theo quy định, đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì NSDLĐ không phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ.

    Tất nhiên, bạn có thể nảy ra ý định, sẽ ký lần lượt các hợp đồng cùng với thời hạn dưới 3 tháng (không phải đủ 3 tháng) để tránh việc đóng BHXH cho NL Đ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tránh thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH trong 2 hợp đồng đầu tiền (với thời hạn dưới 3 tháng), từ hợp đồng thứ 3 trở đi, NSDLĐ chỉ có thể ký với NLĐ hợp đồng không xác định thời hạn và dĩ nhiên, phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ kể từ hợp đồng đó.

    Một điểm lưu ý, sau thời điểm mà hợp đồng đầu tiên kết thúc mà NL Đ vẫn tiếp tục làm việc thì NSDLĐ phải ký với NLĐ hợp đồng lao động mới trong thời hạn 30 ngày. Sau 30 ngày, nếu chưa giao kết hợp đồng có thời hạn mới (hợp đồng thứ 2), hợp đồng đầu tiên mặc nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và bạn phải đóng BHXH cho NLĐ kể từ hợp đồng thứ 2 này.

    Tôi sẽ trích một số quy định của Bộ luật lao động để bạn tham khảo:
    Bộ luật lao động sửa đổi 2002 viết:
    3. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau
    "Điều 27

    1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
    ..........................................................................................................................................
    36. Điều 141 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 141

    1- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

    2- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều này."

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #105594   26/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Im_lawyerx0 viết:
    Tất nhiên, bạn có thể nảy ra ý định, sẽ ký lần lượt các hợp đồng cùng với thời hạn dưới 3 tháng (không phải đủ 3 tháng) để tránh việc đóng BHXH cho NL Đ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tránh thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH trong 2 hợp đồng đầu tiền (với thời hạn dưới 3 tháng), từ hợp đồng thứ 3 trở đi, NSDLĐ chỉ có thể ký với NLĐ hợp đồng không xác định thời hạn và dĩ nhiên, phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ kể từ hợp đồng đó.


    Xin đính chính chỗ này. Ngay khi làm việc theo hợp đồng thứ hai có thời hạn dưới 3 tháng thì NLĐ đã bị cơ quan BHXH truy thu đối với thời gian làm việc của HD đầu tiên rồi. Vấn đề này không có quy định trong thông tư hay nghị định, nhưng nó nằm ở quy định của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.

    QĐ 902/QĐ-BHXH viết:
    8. Truy đóng BHXH.

    8.1. Các trường hợp phải truy đóng, bao gồm:

    8.1.1. Không đóng BHXH.

    8.1.2. Đóng không đúng thời gian quy định.

    8.1.3. Đóng không đúng mức quy định tại mục I phần này.

    8.1.4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

    8.1.5. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.

    8.2. Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (26/05/2011)
  • #105612   26/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi chỉ bổ sung một ý trên cơ sở đoạn văn bản mà anh ntdieu đã trích dẫn:

    QĐ 902/QĐ-BHXH viết:
    8.1.5. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.


    Sau khi ký hợp đồng lao động thứ 2 (thời hạn dưới 3 tháng), bạn sẽ bị truy đóng BHXH với hợp đồng lao động đầu tiên đã ký với NLĐ thời hạn dưới 3 tháng. Sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động thứ 2, nếu hai bên chấm dứt hợp đồng lao động thì NLSDLĐ không phải đóng BHXH với NLĐ theo hợp đồng này. Nếu NLĐ tiếp tục làm việc hoặc ký tiếp hợp đồng lao động với NLSDLĐ (không xác định thời hạn như phân tích ở bài viết trước), NLSDLĐ ngoài việc phải đóng BHXH cho NLĐ theo hợp đồng lao  động thứ 3 này còn bị truy đóng BHXH với hợp đồng lao động số 2.

    Kết luận: Nếu không muốn phải thực hiện việc đóng BHXH cho NLĐ, chỉ nên giao kết một hợp đồng lao động duy nhất với người đó với thời hạn dưới 3 tháng. Nếu như xác định NLĐ làm việc lâu dài thì nên ký hợp đồng lao động dài hơn, sẽ không lo vấn đề phải tìm người thay thế bởi đằng nào cũng khó thoát khỏi nghĩa vụ đóng BHXH của NSDLĐ.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |