-Theo quy định tại ĐIều250, BLTTDS 2004 thì
chỉ có Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ có
trường hợp đặc biệt là đối với các vụ án dân sự do Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thủ tục câp sơ thẩm thì
Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án của Tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (mục 5, phần I, Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT/VKSNDTC-TANDTC).
-
Không có quy định về kiểm sát viên tham gia mà chỉ có quy định về việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm (khoản 2, ĐIều 264, BLTTDS 2004) trong hai trường hợp sau:
+Khi VKS cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên Tòa sơ thẩm;
+Khi VKS cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm không tham gia phiên Tòa sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị bản án sơ thẩm.
-Trường hợp mà
VKS cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm không tham gia phiên Tòa sơ thẩm khi mà việc thu thập chứng cứ của Tòa án không bị đương sự khiếu nại (suy ra từ khoản 2, ĐIều 21,BLTTDS 2004)
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 14/04/2011 01:02:32 AM
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.