Kiện phân chia tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #326073 01/06/2014

    soccon456

    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2013
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Kiện phân chia tài sản thừa kế

    Xin chào Luật sư và các anh chị! 

    Tôi có một vấn đề xin được luật sư và các anh chị giải quyết hộ.

    Ông bà ngoại tôi có 8 người con. Ông tôi mất năm 2005, trước lúc mất ông và bà ngoại sống chung với bác trai đầu. Lúc đó đất đai vẫn đứng tên ông tôi. 6 người con đã có gia đình và đã có đất đai riêng (do ông bà cho), chỉ còn lại cậu út chưa lập gia đình. Lúc Ông mất,  bà ngoại ra sống với cậu út, và bà muốn lấy đất đã làm chung với bác trai để chia cho cậu út. Tuy nhiên, bác trai không đồng ý, còn tự ý cho người anh em bên vợ một miếng đất. Hiện nay bà ngoại tôi đã liên hệ chính quyền xã để giải quyết, nhưng xã lại để cho các bên tự thỏa thuận. Mặc dù giá trị đất ở nông thông không nhiều nhưng chính những việc làm vô lý của bác cả đã khiến cho gia đình tôi có nhiều mâu thuẫn. Tôi biết đến những quy định của pháp luật về thừa kế, nhưng phong tục ở địa phương, không phải lúc nào cũng có thể đưa nhau ra tòa để giải quyết và còn có việc liên kết với chính quyền địa phương, do vậy những kiến thức quy định trong luật mặc dù là rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được- và người nông dân dù biết thì liệu có đủ sức để đi kiện cáo???. Vậy gia đình tôi phải làm gì trong trường hợp này, mong luật sư và các anh chị góp ý giải quyết.

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    6091 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326119   02/06/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Qua thông tin bạn nêu có thể thấy bạn là người hiểu khá rõ về pháp luật thừa kế nhưng vì một số lý do nên không muốn theo đường kiện tụng. Vấn đề của bạn, tôi có thể góp ý như sau:

    Ông của bạn mất năm 2005 - chưa được 10 năm nên thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vẫn còn. Đất của ông bạn đã được cấp sổ đỏ nên nếu các bên không thương lượng được với nhau thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết chỉ là tòa án. Tuy nhiên, thủ tục bước đầu để tòa án thụ lý là các bên hòa giải tại Ủy ban xã. Vì vậy, trường hợp bạn nêu: Bạn nên cố gắng thương lượng, hòa giải với các bên có liên quan. Tôi tin bạn là người hiểu biết pháp luật nên sẽ thuận lợi trong việc này. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì yêu cầu UBND xã hòa giải, nếu vẫn không được thì chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết. Lưu ý: Bạn chú ý thời hiệu khởi kiện không còn nhiều.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    soccon456 (02/06/2014)
  • #326120   02/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

     

    soccon456 viết:

     

    Xin chào Luật sư và các anh chị! 

    Tôi có một vấn đề xin được luật sư và các anh chị giải quyết hộ.

    Ông bà ngoại tôi có 8 người con. Ông tôi mất năm 2005, trước lúc mất ông và bà ngoại sống chung với bác trai đầu. Lúc đó đất đai vẫn đứng tên ông tôi. 6 người con đã có gia đình và đã có đất đai riêng (do ông bà cho), chỉ còn lại cậu út chưa lập gia đình. Lúc Ông mất,  bà ngoại ra sống với cậu út, và bà muốn lấy đất đã làm chung với bác trai để chia cho cậu út. Tuy nhiên, bác trai không đồng ý, còn tự ý cho người anh em bên vợ một miếng đất. Hiện nay bà ngoại tôi đã liên hệ chính quyền xã để giải quyết, nhưng xã lại để cho các bên tự thỏa thuận. Mặc dù giá trị đất ở nông thông không nhiều nhưng chính những việc làm vô lý của bác cả đã khiến cho gia đình tôi có nhiều mâu thuẫn. Tôi biết đến những quy định của pháp luật về thừa kế, nhưng phong tục ở địa phương, không phải lúc nào cũng có thể đưa nhau ra tòa để giải quyết và còn có việc liên kết với chính quyền địa phương, do vậy những kiến thức quy định trong luật mặc dù là rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được- và người nông dân dù biết thì liệu có đủ sức để đi kiện cáo???. Vậy gia đình tôi phải làm gì trong trường hợp này, mong luật sư và các anh chị góp ý giải quyết.

    Xin chân thành cảm ơn!

     

     

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn đã nêu quả thực là rất phổ biến trong thực tế, không chỉ ở nông thôn và thành thị:

    Về cách giải quyết, tôi xin được tư vấn các cách sau đây:

    - Thứ nhất, hòa giải trực tiếp giữa hai anh em, có mẹ phân giải (cách này đã sử dụng nhưng vẫn có thể tiếp tục sử dụng để thực hiên). Có thể sẽ nhượng bộ một phần đối với người anh.

    - Thứ hai, hòa giải gia đình - mời tất cả những người con đến để thống nhất cách giải quyết.

    - Thứ ba, hòa giải gia tộc - mời các bậc cao niên, người có uy tín trong họ tộc đến phân giải.

    - Thứ tư, hòa giải tại cơ sở.

    - Thứ năm, giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền (tòa án nhân dân huyện).

    Ngoài ra cũng xin nêu thêm, ngôi nhà trên nhiều khả năng (chúng tôi không được cung cấp đầy đủ thông tin) là tài sản chung của ông và bà. Do vậy, khi ông mất đi, một nửa là di sản của ông và được chia đều cho bà và 8 người con. Do đó, bà sẽ được hưởng 10/18 tài sản và sẽ được quyền quyết định đối với phần tài sản đó.

    Thân gửi!

    Cập nhật bởi Ls.NguyenHuyLong ngày 02/06/2014 09:41:18 SA

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    soccon456 (02/06/2014)
  • #326133   02/06/2014

    soccon456
    soccon456

    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2013
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin cảm ơn các luật sư đã hiểu và tư vấn cho tôi.

    Thực ra sống ở nông thôn thì hầu hết mọi người không quan tâm đến chuyện mở và chia thừa kế. Ngôi nhà ông bà tôi sống chung với bác thì có thể để lại cho gia đình bác. Ngay bản thân mẹ tôi và các Dì không được chia đất đai nhưng cũng không hề có ý kiến. Vấn đề chỉ nảy sinh khi cậu út lập gia đình mà bác cả không chịu chia đất đai cho, trong khi lại chia cho người ngoài, và hiện tại còn lấy đất để chia cho các con bác khi lập gia đình. Mâu thuẫn đã xảy ra trong nhiều năm mà không thỏa thuận được. Bản thân tôi biết đến việc giải quyết của Tòa án nhưng cũng không giám nghĩ đến chuyện này, bởi hậu quả của nó là rất lớn: Chia được đất đai nhưng tình cảm gia đình thì không còn. Cũng có thể chính những suy nghĩ như tôi mới làm cho pháp luật khó được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên, người nông thôn bao đời nay chỉ muốn sống yên ổn làm ăn, nên tôi cũng khó có thể thay đổi được cách nhìn nhận này. Do vậy tôi viết trên diễn đàn này, hi vọng tìm được những ý kiến đóng góp hợp lý để giải quyết vấn đề của gia đình, một vấn đề tưởng chừng chỉ đơn giản như một bài tập chia thừa kế, nhưng lại khó lòng giải quyết vì tôi chỉ là một người cháu nhỏ mà thôi.

    Tôi thật sự rất cảm kích vì các luật sư đã dành thời gian đọc và góp ý cho vấn đề của tôi!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn soccon456 vì bài viết hữu ích
    Ls.NguyenHuyLong (05/06/2014)
  • #326679   05/06/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đa số các thành phố, thị xã đều mới được thành lập trong thời gian không xa nên hầu hết chúng ta đều là (hoặc xuất thân từ) người nông thôn. Vấn đề đất đai đã làm tan vỡ biết bao gia đình, đặc biệt nhiều ở những đô thị mới thành lập đó. Người ta đã rất vội vứt bỏ đi những thứ một thời được coi là nền nếp của nông thôn cũng như vơ vội lấy những gì mang lại giá trị tiền tệ nên việc nói chuyện tình nghĩa không còn dễ dàng như trước và việc giải quyết những tranh chấp đó trở nên hết sức phức tạp. Ở những đô thị thực thụ, việc giải quyết đôi khi đơn giản hơn nhiều trong trường hợp các bên xác định được lợi ích của mình một cách rõ ràng cũng như biết rõ kết quả/hậu quả do đẩy tranh chấp lên cao. Nhưng ở nông thôn nhiều khi người ta "SỸ" hơn nhiều và bây giờ không phải "kẻ sỹ" nhưng nhiều người vẫn chết vì "sỹ". Tôi chiêm nghiệm được nhiều thành công cũng như thất bại đối với các vụ việc tương tự bạn nêu.

    Tuy nhiên, khi chúng ta đã nỗ lực hết sức mà vẫn không đạt kết quả thì Tòa án là lựa chọn để cân nhắc. Nói đến "tòa án" nhiều người đánh đồng tới chuyện gì đó to tát nhưng thực tế một trong các trách nhiệm của tòa án là hòa giải (trong tố tụng) và nhiều vụ việc đã hòa giải thành tại tòa án. Chỉ cần đừng quá nóng giận hay thiếu thiện chí trong quá trình giải quyết thì mình sẽ không làm mất tình cảm gia đình.

    Chúc bạn thành công trong vụ việc!

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    soccon456 (05/06/2014)
  • #326503   04/06/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào Bạn.

    Do bạn không nói rõ thông tin về nguồn gốc quyền sử dụng đất do ông bạn đúng tên tôi không thể khẳng định quyền sử dụng đất đó có phải là tài sản chung của ông bà bạn hay không. Do vậy, tôi đặt ra hai gải thiết như sau:

    Một là: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của ông bà Bạn:

    Về nguyên tắc, Bà bạn có quyền sử dụng 1/2 diện tích đất chung nêu trên. 1/2 còn lại của ông bạn, nếu trước khi mất ông bạn không để lại di chúc thì về nguyên tắc là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, con, bố mẹ (nếu còn sông). Tất nhiên, pháp luật cũng có những quy định ưu tiên cho những người có công hoặc trực tiếp quản lý, tôn tạo di sản và thờ cúng.

    Hai là, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của ông bạn:

    Trường hợp này áp dụng nguyên tắc chia theo pháp luật như tôi phân tích nêu trên.

    Ba là, Quyền sử dụng đất là tài sản chung hoặc riêng, nhưng trước khi mất, ông bạn để lại di chúc cho Bác bạn thì về nguyên tắc Bác của bạn sẽ được hưởng. Tuy nhiên, trường hợp này Bà của bạn là người đương nhiên được hưởng một phần tài sản chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào di chúc của ông bạn.

     

    Như vậy, trong mọi trường hợp, bà của bạn đều có quyền yêu cầu Bác bạn phận chia tài sản của ông bạn để lại. Nêu không thỏa thuận được thì quy trình giải quyết như sau:
    - Hòa giải tại cấp phường, xã nơi có đất;

    - Nếu hòa giải không thành thì khởi kiện ra Tòa án nơi có đất yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Việc Bác của bạn tự ý cho di sản như bạn nêu là chưa phù hợp với quy định vì di sản thừa kế chưa được khai nhận theo quy định.

    Trên đây là các tư vấn để bạn tham khảo. Nếu cần tham vấn các quy định cụ thể, bạn có thể xem trực tiếp hoặc liên hệ với tôi theo các thông tin dưới đây.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathuythanh vì bài viết hữu ích
    soccon456 (05/06/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com