Không đăng kí kết hôn nhưng có con chung muốn li hôn thì làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #312371 05/03/2014

    diamond.tb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không đăng kí kết hôn nhưng có con chung muốn li hôn thì làm thế nào?

    Tôi và chồng tôi được sự đồng ý của 2 bên cho tổ chức đám cưới đàng hoàng, nhưng lúc đó đi làm đăng kí kết hôn 1,2 lần có vướng phải vài vấn đề gì đó chưa đăng kí đc. Từ đó chồng tôi ko đi làm thủ tục đăng kí, một phần là lười làm một phần là chúng tôi có chút rạn nứt tình cảm khi tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình trước ngày tôi sinh 2 ngày. Từ đó chồng và nhà chồng tôi có khó chịu với tôi đôi chút khi tôi luôn trong trạng thái buồn chán và mệt mỏi. 

    Khi được một tuổi tôi đã xin phép đi khỏi nhà chồng vì nhiều chuyện. đến nay con tôi được tròn 3 tuổi. Tôi có nói chuyện là đã dứt khoát với chồng tôi không còn tình cảm nhưng tôi vẫn cho phép chồng tôi qua lại chơi với con và 1 tháng cho con về chơi nhà chồng 2 tuần. Gần đây chồng tôi luôn tìm các mang con tôi đi về nhà chồng hẳn. Và gây khó dễ, nói năng cãi vã với gia đình tôi về chuyện có quyền mang con đi. Thời gian li thân khoảng vài tháng chồng tôi cũng có gửi cho con tôi khoảng 3tr. 

    Giờ tôi không muốn lằng nhằng và sống một cuộc sống êm đềm bên con tôi nhưng không thể. Tôi muốn viết đơn ra tòa xin xử rõ ràng để tôi không bị quấy rối tinh thần. vậy tôi phải làm thế nào? trường hợp như vậy tòa có giải quyết không? tôi ở Hà nội còn chồng tôi ở Vĩnh phúc vậy tôi phải gửi đơn ở đâu? mẫu gửi đơn thế nào? Nhờ luật Sư tư vấn giúp ạ. Rất mong chờ ạ. Xin cám ơn Luật sư.

     
    11605 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #312488   05/03/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Căn cứ vào quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì các bạn chưa phải là vợ chồng và mỗi người vẫn là độc thân nên ví dụ đối với chuyện lấy người khác thì bạn không cần phải làm thủ tục (ly hôn) với người chồng bạn nêu ở đây. Nếu bạn vẫn muốn có quyết định của tòa án về quan hệ hôn nhân giữa 2 người thì làm đơn yêu cầu và gửi đến tòa án nơi người kia cứ trú.

    Không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bạn, mối quan hệ cha con luôn tồn tại nên cha của đứa bé hoàn toàn có quyền (và cả trách nhiệm) trong việc nuôi dạy con. Chừng nào các bạn chưa thỏa thuận được hoặc tòa án chưa tuyên bạn có quyền trực tiếp nuôi con thì quyền của 2 người là ngang nhau. Bạn muốn được tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu và tòa án ra phán quyết như bạn muốn. Lưu ý: Dù ai có quyền trực tiếp nuôi con thì người kia vẫn có quyền thăm, gặp, chăm sóc con; Thực tế trong cuộc sống đã xảy ra nhiều trường hợp người có quyền trực tiếp nuôi con nhưng không thực hiện được vì đứa bé không còn trong tay mình nên bạn hết sức cân nhắc.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #312861   07/03/2014

    LuatsuPhamThanhTung
    LuatsuPhamThanhTung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư Phạm Thanh Tùng tư vấn cho bạn như sau

    Theo quy định của

    -Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

    - Điểm c, mục 3 Nghị quyết số 35 ngày 09/06/2000 của Quốc hội

    Luật sư Phạm Thanh Tùng tư vấn cho bạn như sau:

            Về mặt Pháp luật bạn và anh ấy không phải là vợ chồng. Nếu bạn muốn có việc tuyên bố chính thức từ cơ quan có thẩm quyền thì bạn gửi đơn khởi kiện ly hôn ra tòa án.

            Tòa án bạn gửi là tòa án nơi anh ấy đang cư trú

            Trong vu án có thể giải quyết vấn đề về ly hôn, con, chia tài sản

     

    Việc Tư vấn của Luật sư Phạm Thanh Tùng ở trên chỉ là tư vấn sơ bộ trên cơ sở thông tin Quý bạn cung cấp. Để có thể tư vấn chi tiết (bao gồm: hướng dấn, đưa ra ý kiến, soạn thảo giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ) cho Quý bạn, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư Phạm Thanh Tùng.

    Thông tin liên hệ

    Luật sư Phạm Thanh Tùng

    Điện thoại: 097 339 2066

    Email: luatsuphamthanhtung@yahoo.com.vn

    Website: luatsuphamthanhtung.com.vn

    Địa chỉ: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHẠM THANH TÙNG -số 31A, ngách 46, ngõ 445, đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội

     
    Báo quản trị |  
  • #313128   09/03/2014

    diamond.tb
    diamond.tb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con của người mẹ khi không đăng kí kết hôn

    Rất cám ơn Luật sư đã trả lời và giúp tôi hiểu ra nhiều vấn đề. Tôi muốn hỏi thêm điều nay nữa ạ: không đăng kí kết hôn, đã li thân được 3 năm. Thỉnh thoảng chồng tôi cũng có gửi tiền cho con. Giờ chồng tôi đòi nuôi con như vậy, nếu viết đơn ra toà phân xử việc quyền được nuôi con. Vậy người mẹ sẽ ko dành được quyền nuôi con khi có những lí do gì ạ? Trong trường hợp của tôi tôi có được quyền nuôi con nhiêu hơn ko hay ngang nhau? Tôi đã nhập khẩu của con theo tôi. Chỉ có giấy khai sinh là làm bên nhà chồng. Xin giúp tôi giải thích ạ. Rất cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #313134   09/03/2014

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Trường hợp vợ chồng ly hôn mà có đăng ký kết hôn hợp pháp thì tòa xử việc nuôi con thuộc về bên nào và bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng. Còn trường hợp anh chị  sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì Tòa không công nhận vợ chồng nhưng vẫn giải quyết việc ai nuôi con. Trường hợp cháu bé dưới 3 tuổi trở xuống giao cho người mẹ nuôi nấng, chăm sóc, cha bé có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Việc nhập hộ khẩu con theo mẹ là hợp pháp. Còn khai sinh ban đầu khai bên nhà chồng khi đang cháu sinh ra mẹ cháu còn ở chỗ đó, nay chuyển về địa chỉ mới người mẹ và đăng ký hộ khẩu tại đó thì con đăng ký theo mẹ là hợp lý.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com