Khởi tố Công an để xảy ra án mạng?

Chủ đề   RSS   
  • #255561 16/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Khởi tố Công an để xảy ra án mạng?

           Có lẽ, là người dân nhưng chỉ những người cần đến sự trợ giúp của Công an mới thấy được thái độ thờ ơ lảnh đạm của một bộ phận không nhỏ cán bộ công an mang trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, đêm lại bình yên cho nhân dân.

            Khi bạn rơi vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ mất mạng; hoặc bạn chứng kiến một vụ ẩu đả, bạn gọi công an; và sau bao lâu thì họ mới đến? Có thể rất lâu, hoặc không bao giờ!

            Tại sao như vậy? Không ít người cho rằng, công an chỉ đến khi họ có lợi lộc gì đó, hoặc họ chỉ đến khi mọi chuyện đã xảy ra. Đến khi mọi chuyện đã xong, vậy thì chỉ có trách nhiệm “giải quyết hậu quả” chứ không thể “ngăn chặn kịp thời hậu quả”.

           Chị Hằng và Khuyến yêu nhau, sau thời gian tìm hiểu, chị Hằng quyết định chia tay nhưng Khuyến không chịu. Khuyến thường xuyên dọa giết chị Hằng, có các hành vi như mang xăng định đốt phòng trọ, hành hung chị Hằng, dùng kéo cắt quần áo, thường xuyên theo dõi trước công ty, chặn đầu xe, chửi bới… đã khiến chị Hằng thật sự lo sợ rằng Khuyến sẽ giết mình. Nhiều lần trình báo công an, nhưng sự việc vẫn không thay đổi. Hậu quả, ngày 13/4/2013, Khuyến giết chết chị Hằng ngay sau khi chị Hằng đến trình báo Công an một phường của Q.Bình Thạnh.

           Trước đó, ngày 27/02/2011, cái chết tức tưởi và đau đớn của một cháu bé - con gái của vợ chồng GS-TS Vũ Đình Huy trước bàn tay tội ác của Nguyễn Đăng Thành.

           Cháu bé bị Thành, sinh viên tại trường nơi GS-TS Huy dạy học, yêu đơn phương và có nhiều hành động hung bạo, săn đuổi, tỏ tình, thậm chí ngăn cản việc đi lại, quan hệ bạn bè hay sinh hoạt bình thường của cháu. Mặc dù gia đình GS-TS Huy đã phải di chuyển chỗ ở nhưng Thành vẫn xuất hiện và lặp lại hành động thô bạo với cháu như trước, rồi còn dùng những lời lẽ đe dọa giết chết cháu ngay tại nhà hoặc tại công ty, giết cả những người nào muốn đến với cháu nữa. GS-TS Huy đã phải nhiều lần gọi điện thoại cho cảnh sát 113 nhưng không nhận được sự hỗ trợ can thiệp.

            Qua hai sự việc đau lòng trong nhiều sự việc thực tế hiện nay, để nói lên rằng ở đâu đó ngành công an còn quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với an toàn tính mạng, sự bình yên của nhân dân. Cả hai trường hợp đều có dấu hiệu tội đe dọa giết người theo quy định của Điều 103 BLHS; nhưng hoặc họ vô cảm, hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc vì lý do chuyên môn nghiệp vụ nào đó mà họ để mặc hậu quả xảy ra.

            Công an nên nhìn lại trách nhiệm của mình trước nhân dân; đừng quá vô cảm, thờ ơ trước sự lo lắng của dân.

           Không biết các bạn nghĩ sao về việc này, riêng bản thân tôi, cần xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của những Công an để xảy ra sự việc đau lòng này:

            Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

    b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

            Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

    1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

    3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    0917 313 339

     
    5659 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #255601   16/04/2013

    thật buồn cho lối làm việc của công an việt nam mình.

    có hậu quả rồi mới khắc phục thì đã qua muộn với những người cần giúp đỡ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthihoahn vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (16/04/2013)
  • #255697   16/04/2013

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


    Có góp ý cũng chẳng thay đổi được gì, vì:

    1- Luật pháp vốn vỉ chỉ cần chứng cứ! Đó là lý do CA  "không dám" ...làm !

    2 - Không có..."phong bì"  thì không có "cơ sở" để làm...!!!

     3- Xã hội Việt Nam những chuyện giết người nhan nhãn ngoài đường thì lời hâm dọa được xem là "chưa nghiêm trọng"!.

       - .......................

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn buigiabaoviet vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (17/04/2013) KhacDuy25 (17/04/2013)
  • #255841   17/04/2013

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    bài viết hay

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ttpthuy vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (17/04/2013) themiracle (17/04/2013)
  • #255867   17/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Qua những sự việc thế này, thấy rõ người dân Việt Nam mình hiền quá; xem phim nước ngoài, cảnh sát khi nhận cuộc gọi của dân là chạy chí chóe, bất kể ngày đêm, bất kể nơi nào,...

    Ngẫm lại,... thật khó chấp nhận!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #256538   21/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Ngày hôm qua đọc báo Tuổi trẻ, thấy bài viết của Luật sư Nghiêm về vấn đề này thật sâu sắc. Nếu LS đánh thêm vào trách nhiệm của họ trong vấn đề này nữa thì tuyệt!

     

    Vai trò trị an của bộ máy công quyền

    20/04/2013 07:01 (GMT + 7)
    TT - Trong vụ án mạng đang gây chú ý của dư luận những ngày qua, theo tôi, có một chi tiết cần bàn luận về vai trò và hiệu quả của công quyền: nạn nhân đã nhiều lần tố cáo sự đe dọa liên tục của hung thủ với công an (Tuổi Trẻ ngày 15 và 16-4).

    Câu hỏi được đặt ra là cơ quan công quyền đã tiếp nhận và phản hồi như thế nào về lời tố cáo của công dân để hành động đủ và phù hợp với chức trách, quyền hạn một cách hợp lý, nhằm bảo vệ sự an toàn của người dân?

     

    Trên thực tế, trong nhiều trường hợp tương tự, nhiều người dân phản ảnh rằng họ thường nhận được câu trả lời từ phía công an khi trình báo: cứ để khi nào sự việc xảy ra, ít nhất là xô xát, ẩu đả, thương tích... thì chính quyền mới có cơ sở để can thiệp, xem xét và giải quyết (?).

    Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta đặt trọng tâm ở việc phòng ngừa tội phạm, hơn là chỉ quan tâm đến xét xử “đúng người, đúng tội”. Ai cũng hiểu một xã hội bình yên trước tiên và chủ yếu nhờ vào tính hiệu quả của bộ máy công quyền, phải luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng hành động để phòng ngừa hành vi tội phạm, chứ không phải chờ tội phạm diễn ra rồi cầu viện đến tính nghiêm minh của hệ thống tòa án. Đó cũng chính là thực chất của câu khẩu hiệu “Vì dân phục vụ”!

    Thông thường, vai trò trị an của bộ máy công quyền được khởi động một cách hợp lý, hợp lẽ khi phát hiện nguy cơ đe dọa đến trật tự công cộng và an toàn của công dân. Việc công an phải kính trọng, lễ phép khi giao tiếp với công dân, nếu có thêm được càng tốt, còn điều người dân mong muốn nhiều hơn là mỗi cán bộ chiến sĩ luôn tâm niệm rằng màu cờ sắc áo... của mình là một phần thành quả lao động của nhân dân được chứa đựng trong các khoản thuế. Chỉ cần một người công an trong một khoảnh khắc lỡ quên đi tinh thần ấy, một mạng người có thể bị lấy đi...

    Theo quan niệm về “khế ước xã hội”, khi người dân đóng thuế cho Nhà nước như nghĩa vụ của mình, thì mặc nhiên một khế ước được kết lập trong xã hội, với nghĩa vụ đối lại thuộc về chức phận của mỗi một công chức, viên chức của nhà nước, trong đó vai trò trị an là một trong những yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất.

    Tính hiệu quả của bộ máy công quyền nằm ở sự phản ứng nhanh nhạy trước yêu cầu của công dân khi họ thấy có nhu cầu chính đáng là cần được bảo vệ, cụ thể là trước dấu hiệu về khả năng vi phạm trật tự công cộng và an toàn của công dân. Nó được đo bằng tinh thần trách nhiệm công vụ của công chức và viên chức, những người mà vì lợi ích xã hội cần phải được đào luyện chuyên nghiệp để ý thức không những về quyền hạn mà còn vì nghĩa vụ mà mình được giao phó.

    Luật sư BÙI QUANG NGHIÊM

    Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/544065/vai-tro-tri-an-cua-bo-may-cong-quyen.html

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |