Khoán công tác phí theo TT 96/2015/TT-BTC

Chủ đề   RSS   
  • #442142 21/11/2016

    sonnahrm

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2013
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 832
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 26 lần


    Khoán công tác phí theo TT 96/2015/TT-BTC

    Kính gửi các luật sư.

    Điểm 2.9, khoản 2, điều 4 TT 96/2015/TT-BTC có quy định:

    2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

    Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

    Các luật sư cho tôi hỏi như sau:

    Nếu công tác phí không vượt quá định mức được quy định tại quy chế tài chính/quy chế nội bộ của doanh nghiệp và có quyết định cử đi công tác thì khoản này sẽ được tính là khoản được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của DN và không phải lấy các hóa đơn, chứng từ, giấy đi đường... đúng không ạ? Và mức khoán công tác phí có bị giới hạn không hay do doanh nghiệp quy định?

    Xin chân thành cảm ơn.

    Niềm vui là khi được sẻ chia

     
    13744 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442305   22/11/2016

    danluat12345
    danluat12345

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn. Rất cảm ơn câu hỏi của bạn

    Dựa theo thông tin bạn cung cấp, tôi đưa ra một số ý kiến như sau:

    Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

    Thứ nhất, về vấn đề có cần hóa đơn cho công tác phí được khoán để được tính vào chi phí được trừ hay không:

    Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính có quy định:

    “ Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

    Theo quy định trên, thông thường, công tác phí được tính vào chi phí được trừ khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật và đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Tuy nhiên, theo Điểm 2.9, khoản 2, điều 4 TT 96/2015/TT-BTC bạn đã tìm hiểu:

    “Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp”

    Quy định trên không nêu ra yêu cầu cần có hóa đơn cụ thể đối với trường hợp khi đã khoán công tác phí. Vì vậy có thể hiểu khoản chi này được tính trực tiếp vào chi phí được trừ của doanh nghiệp mà không yêu cầu hóa đơn nhưng mức khoán phải được ghi rõ trong quy chế tài chính, hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

    Thứ hai, mức khoán công tác phí sẽ bị giới hạn.

    Theo điểm 2.8 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

    - Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. (Sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý)

    - Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác... Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

    Như vậy, khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác để được tính là chi phí được trừ thì không được vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Mức phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước cụ thể như sau:

    1. Nếu đi công tác trong nước:

    Theo Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính:

    a. Phụ cấp lưu trú:

    - Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày.

           Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác... và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

    - Mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày  thực tế đi biển, đảo.

    b. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán:

    - Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;

    - Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;

    - Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;

    - Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh tương đương nếu nhận khoán thì mức khoán tối đa không quá 900.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác.

    - Trường hợp cán bộ đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức khoán phòng tương ứng.

    2. Nếu đi công tác nước ngoài:

    Theo Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính:

    Các khoản được thanh toán theo mức khoán :

    i) Tiền thuê phòng nghỉ, tiền ăn và tiêu vặt: Theo định mức các nhóm nước đến công tác quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

    Riêng đối với tiền thuê phòng nghỉ, nếu mức khoán không đủ chi, sẽ được thanh toán theo thực tế hướng dẫn ở tiết i điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

    Mức khoán tiền thuê phòng nghỉ, tiền ăn và tiêu vặt qui định trong Phụ lục Thông tư này được thanh toán 100% cho thời gian công tác đến 30 ngày. Đối với thời gian công tác từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 180 được hưởng 2/3 mức khoán;

    Trường hợp cán bộ đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do khách quan phải phụ thuộc vào giờ của phương tiện đi lại (giờ bay, giờ tàu) nên phải trả phòng sau 12h trưa, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm bằng 50% mức khoán tiền thuê phòng tương ứng.

    ii) Tiền thuê phương tiện từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu và ngược lại khi đi công tác nước ngoài về nhà (ở trong nước): Áp dụng mức chi theo chế độ công tác phí hiện hành đối với CBCC đi công tác trong nước;

    iii) Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu khi nhập cảnh đến nơi ở nước đến công tác và ngược lại khi xuất cảnh: Thanh toán theo định mức khoán quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Đối với trường hợp đi công tác do phía nước ngoài mời đài thọ kinh phí thì chỉ thực hiện thanh toán đối với trường hợp phía mời không đài thọ phương tiện đưa đón;

    iv) Tiền tiêu vặt: Chỉ áp dụng đối với trường hợp nêu tại tiết i điểm d khoản 5 Điều 1 Thông tư này, theo mức:

    - Tiêu chuẩn A: 30 USD/người/ngày áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức danh lãnh đạo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

    - Tiêu chuẩn B: 20 USD/người/ngày áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức danh quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

    v) Tiền điện thoại, fax, internet: Thanh toán khoán theo đoàn công tác, Trưởng đoàn quyết định việc sử dụng để phục vụ công tác chung cho đoàn tại nước ngoài. Mức khoán 80 USD/1 đoàn công tác; riêng đối với các đoàn đàm phán song phương, đa phương mức khoán 250 USD/1 đoàn đàm phán.

    Trên đây là quan điểm của tôi dựa trên thông tin bạn cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

    Lâm Đàm Thiều Ly | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |